img

Ý tưởng xây dựng đường sắt đô thị tại thủ đô đã được đưa ra từ năm 2003, cách đây 16 năm. Nhưng đến nay, ngày khánh thành đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn đang còn trên lịch, chưa xác định

------------

[eMagazine] Đường sắt Cát Linh - Hà Đông bao giờ hết trêu ngươi? - Ảnh 1.

Từ những ấn tượng đầu tiên về tuyến đường sắt nội đô là khi người dân bước ra khỏi nhà là hướng thẳng tới ga tàu điện, hầu như không có bóng dáng xe máy.

[eMagazine] Đường sắt Cát Linh - Hà Đông bao giờ hết trêu ngươi? - Ảnh 2.

Theo kinh nghiệm các nước có hệ thống vận tải khối lượng lớn (metro, BRT), những đô thị có trên 1 triệu dân thì không thể không có đường sắt đô thị. Câu chuyện xây đường sắt đô thị tại Thủ đô Hà Nội đã được bàn đến cách đây hơn 2 thập kỷ.

[eMagazine] Đường sắt Cát Linh - Hà Đông bao giờ hết trêu ngươi? - Ảnh 3.

Năm 2014, Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) được thành lập và nhận nhiệm vụ vận hành tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

[eMagazine] Đường sắt Cát Linh - Hà Đông bao giờ hết trêu ngươi? - Ảnh 4.

Năm 1998, quy hoạch chung của thủ đô đặt ra 6 tuyến đường sắt đô thị, trong đó thống nhất đặc trưng của đường sắt đô thị Hà Nội là kết hợp cả đoạn đi ngầm và đoạn đi trên cao.

[eMagazine] Đường sắt Cát Linh - Hà Đông bao giờ hết trêu ngươi? - Ảnh 5.

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông được kỳ vọng là cầu nối liên kết vùng, để giải quyết áp lực giao thông và áp lực dân số của 2 thành phố (Hà Đông lúc bấy giờ vẫn là trung tâm của tỉnh Hà Tây và là thành phố gần Hà Nội nhất).

[eMagazine] Đường sắt Cát Linh - Hà Đông bao giờ hết trêu ngươi? - Ảnh 6.

Năm 2011, quy hoạch đường sắt đô thị Hà Nội được nâng lên thành 8 tuyến và 10 nhánh. Những quy hoạch thủ đô về sau này đều thống nhất số tuyến theo quy hoạch năm 2011.

[eMagazine] Đường sắt Cát Linh - Hà Đông bao giờ hết trêu ngươi? - Ảnh 7.

Năm 2008, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông được ký kết với chủ đầu tư là Bộ GTVT. Tổng mức đầu tư dự toán vào thời điểm đó là hơn 552 triệu USD ( 8.770 tỉ đồng ), trong đó vốn vay Trung Quốc là 419 triệu USD .

img
img
img
img

img
img

Tuy nhiên, dự án đường sắt trễ tiến độ triền miên khiến lãnh đạo Hanoi Metro và nhiều công nhân “mất ăn mất ngủ”. Hàng trăm nhân công không có việc, cũng chẳng có lương.

[eMagazine] Đường sắt Cát Linh - Hà Đông bao giờ hết trêu ngươi? - Ảnh 10.

Bước sang năm 2019, những người từng vẽ lên giấc mơ đường sắt đô thị từ thế kỷ trước đã về hưu, mãn nhiệm. Tuyến đường sắt thì vẫn trong thai nghén, không hẹn ngày khai thác.

img
img

8 lần lỗi hẹn, 2-9-2014, tháng 6-2015., tháng 12-2015, tháng 9-2016, tháng 10-2017, tháng 12-2017, 9-2018, rồi 30-4-2019… Khánh thành dự án vẫn là những cái hẹn chưa xác định.

img
img

Sau gần 10 năm thi công, trải qua 3 nhiệm kỳ bộ trưởng GTVT, dự án có tổng mức đầu tư dự kiến 8.770 tỉ đồng đã bị đội lên thành 18.001,6 tỉ đồng (tăng 9.231,6 tỉ đồng).

img
img

Theo Bộ Tài chính, Việt Nam có 9 năm để trả nợ cả gốc lẫn lãi cho China EximBank do vay vốn để làm đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Với hơn 600 công nhân vận hành toàn tuyến, dự án được cho là sẽ tiếp tục ngốn tiền ngân sách trong quá trình vận hành. Hà Nội dự kiến phải chi 14,5 tỉ đồng mỗi năm để hỗ trợ giá vé cho hành khách đi tàu.

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho rằng dự án chậm khánh thành do tư vấn trong nước và Ban quản lý dự án đều có yếu kém, tổng thầu cũng có vấn đề.

Tư lệnh ngành GTVT cho biết ông rất mong đường sắt Cát Linh - Hà Đông được vận hành thương mại. Tuy nhiên, công trình vẫn đang "nghẽn" ở khâu chứng nhận an toàn hệ thống.

Ngô Trần - A. Thanh (tổng hợp)
Lên đầu Top

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên