img


Hiến kế chống dịch Covid-19: Ba việc cần làm - Ảnh 1.
Hiến kế chống dịch Covid-19: Ba việc cần làm - Ảnh 2.

+ TS-BS Phan Văn Báu, Giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115: Giãn cách xã hội là cực kỳ cần thiết trong thời gian này và không chỉ riêng Việt Nam đang thực hiện. Tại Úc hiện nay có những khu vực thậm chí mới có vài chục ca mắc Covid-19 chưa rõ nguồn lây, họ đã "lockdown".  Phải dứt khoát tuyên truyền với người dân rằng đây là một bệnh dịch nguy hiểm, dẫn đến tử vong.

Các thống kê trên thế giới cho thấy bệnh này tỉ lệ bệnh nhân nặng là khoảng 5% và tỉ lệ tử vong khoảng 5 phần ngàn. Thử tính toán từ con số đó, sẽ thấy hậu quả rất lớn. Bài học đau thương đã xảy ra ở Mỹ, Ấn Độ. Việc nước Anh nới lỏng giãn cách hiện nay lại là chuyện khác: người dân họ đã tiếp cận vắc-xin được khoảng 90%, vì vậy họ tuy vẫn có nhiều ca mắc mới, nhưng tỉ lệ tử vong cực thấp, bởi vắc-xin còn có tác dụng giảm mức độ nặng, giảm tử vong ở bệnh Covid-19. Vì thế chắc chắn không thể "sống chung với lũ" cho đến khi vắc-xin bao phủ ít nhất 70% dân số.

- Chỉ thị 16 đang được siết chặt tối đa tại nhiều địa phương, ông có nghĩ thời gian này sẽ có tác dụng trực tiếp lên số ca mắc?

+ "Thời gian vàng" thực hiện chỉ thị 16 này đầu tiên là cơ hội để chặn đứng việc lây lan. Chủng Delta này lây rất nhanh, lây qua không khí giữa người với người. Nên phải ngăn di chuyển cho bằng được, giãn cách tuyệt đối. Đồng thời xét nghiệm để phát hiện F0 ở các hộ gia đình để kịp thời quản lý, giám sát, cách ly, điều trị...

Thứ hai, đây là thời gian để tiêm vắc-xin, tạo "áo giáp" cho người dân nhằm giảm tỉ lệ mắc, giảm ca nặng và giảm tử vong. Không nhất thiết phải tiêm tại nhà, mà có thể tổ chức tiêm tại trạm y tế, lập danh sách rõ ràng, hẹn giờ để từng hộ gia đình lên tiêm, ai tự di chuyển được thì tự đến trạm, ai không di chuyển được, cho xe đến đón. Hoặc có thể lập những điểm tiêm chủng lưu động đến từng địa phương. Tại điểm tiêm chủng bố trí sẵn một đội cấp cứu để xử lý ngay khi có người gặp phản ứng bất lợi.

img
img
img
img

Theo nghiên cứu mới đây của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM và Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford, chỉ sau 2 tuần tiêm ngừa vắc-xin AstraZeneca đã sinh miễn dịch được tới 30%, sau 4 tuần lên đến 86%.

Thứ ba, đây là thời gian để tổ chức, chuẩn bị nhân sự, hậu cần, đào tạo nhằm chuẩn bị cho việc hồi sức những ca nặng để làm nguồn nhân lực cho các trung tâm hồi sức biệt lập dành cho bệnh Covid-19 sẽ được tổ chức trong thời gian sắp tới.

Hiến kế chống dịch Covid-19: Ba việc cần làm - Ảnh 4.

- Ý tưởng về trung tâm hồi sức đặc biệt dành riêng cho bệnh Covid-19 nặng nói trên hiện TP HCM đã bắt đầu triển khai. Ông có thể giải thích thêm về vai trò của trung tâm này?

- Cái quyết định thành trì của thành phố là giảm tỉ lệ tử vong do Covid-19 mà vẫn bảo vệ được các bệnh nhân mắc các bệnh nặng khác, do đó một trung tâm hồi sức tập trung cho bệnh nhân Covid-19 nặng sẽ tốt hơn nhiều việc trưng dụng một phần các bệnh viện tuyến trên để điều trị các ca Covid-19 nặng.

Ví dụ như Bệnh viện 115 của chúng tôi, khi nhận nhiệm vụ triển khai 250 giường cấp cứu, chúng tôi đã đưa đội hình ra cơ sở ở Bình Chánh chứ không triển khai ngay tại bệnh viện, để bảo vệ các trung tâm đột quỵ, trung tâm tim mạch, trung tâm thận niệu, và cả đơn vị cấp cứu hồi sức cho những bệnh nhân khác nữa. Những bệnh viện như Ung bướu, Gia Định... cũng là những nơi cần thiết cho các bệnh lý chuyên sâu cần kỹ thuật cao khác, phải được bảo vệ.

img
img
img


Điều trị hồi sức không dễ dàng, đó cũng là khu vực lây nhiễm cao trong điều trị Covid-19. Vì vậy việc tập trung bệnh nhân nặng, đồng thời tập trung đội ngũ tinh nhuệ, huy động mọi trang thiết bị cao cấp nhất đến một trung tâm nằm biệt lập sẽ tạo ra nhiều lợi thế.

Hiến kế chống dịch Covid-19: Ba việc cần làm - Ảnh 6.

- Theo ông, điều đầu tiên nên làm khi phát hiện F0 là gì? Ông nghĩ sao về ý tưởng thí điểm cách ly F0 không triệu chứng tại nhà như một số nước?

+ Khi mới phát hiện F0, không nên vội đưa đi ngay mà việc đầu tiên là người đó phải ở yên tại chỗ, những thành viên khác trong hộ gia đình cũng tránh tiếp xúc với người đó và bảo đảm không ra khỏi nhà. Cơ quan y tế chuẩn bị sẵn sàng khu cách ly rồi mới di chuyển bệnh nhân. 

Một hệ thống hỗ trợ qua điện thoại sẽ rất hữu ích trong thời gian chờ này để bệnh nhân có được sự chuẩn bị cần thiết, bao gồm về mặt tâm lý, phát hiện ngay nếu bệnh nhân có dấu hiệu trở nặng. 

Hệ thống hỗ trợ này cũng rất cần cho các F1 cách ly tại nhà, không chỉ theo dõi F1 mà còn hỗ trợ cung ứng thực phẩm và những nhu cầu thiết yếu khác nếu cần.

img
img
img
img
img

Cách ly F0 không triệu chứng tại chỗ có thể áp dụng thí điểm ở các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, các tập đoàn, công ty lớn có sẵn một khu vực lưu trú rộng rãi, tách biệt. Lực lượng y tế sẽ đến những nơi này để kiểm tra, giám sát, quản lý. Đội ngũ hậu cần sẽ do công ty, tập đoàn, xí nghiệp đó... tổ chức chăm lo cho công nhân của họ, hoặc có thể thực hiện theo quy định hiện nay.

Cách ly F0 không triệu chứng tại nhà thì với điều kiện hiện tại ở Việt Nam chưa thể làm đại trà. Nhưng với TP HCM thì có thể nghiên cứu thí điểm tại một số khu nhà ở biệt lập, môi trường rộng rãi, thoáng mát, có điều kiện để kiểm soát chặt chẽ ví dụ như ở một số khu đô thị mới ở khu vực còn thưa dân.

Còn tiếp...

ANH THƯ
TẤN THẠNH - QUỐC THẮNG - HOÀNG TRIỀU
NGUYÊN LÂM
Lên đầu Top

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên