img


Bốn đại dự án thua lỗ của ngành công thương được Thanh tra Chính phủ chuyển hồ sơ sang Bộ Công an do phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật, gồm: Dự án Nhà máy Sản xuất ethanol Dung Quất, Dự án Nhà máy Sản xuất ethanol Phú Thọ, Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên và Dự án Nhà máy Sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ.

[eMagazine] - Toàn cảnh 4 đại dự án thua lỗ chuyển sang Bộ Công an - Ảnh 1.


img

ự án được khởi công với tổng mức đầu tư ban đầu dự kiến 1.850 tỉ đồng và công suất thiết kế 100 triệu lít ethanol/năm. Theo kế hoạch, nhà máy được đưa vào vận hành thương mại từ tháng 1-2014.

[eMagazine] - Toàn cảnh 4 đại dự án thua lỗ chuyển sang Bộ Công an - Ảnh 3.
[eMagazine] - Toàn cảnh 4 đại dự án thua lỗ chuyển sang Bộ Công an - Ảnh 4.

Đến năm 2014, nhà máy ethanol cơ bản hoàn thành nhưng từ tháng 5-2015 đến nay, dự án ngừng hoạt động. Không mang lại lợi nhuận nhưng hằng năm, dự án vẫn tiêu tốn trên 19 tỉ đồng để bảo dưỡng và trả tiền điện, nước duy trì hoạt động của một số thiết bị quan trọng. Cùng đó là khoản lãi suất phải trả 43 tỉ đồng/năm và mức khấu hao tạm tính 72 tỉ đồng/năm.

Lọt vào danh sách 12 dự án thua lỗ của ngành công thương, Dự án Nhà máy Sản xuất ethanol Dung Quất bị Thanh tra Chính phủ kết luận vi phạm Luật Đấu thầu trong việc tự ý chỉ định thầu, dẫn đến phát sinh 345 tỉ đồng vốn đầu tư, đẩy tổng vốn đầu tư lên hơn 2.100 tỉ đồng; chậm tiến độ 24 tháng…

Với các dấu hiệu vi phạm pháp luật, Thanh tra Chính phủ đã chuyển hồ sơ sang Bộ Công an để điều tra.

[eMagazine] - Toàn cảnh 4 đại dự án thua lỗ chuyển sang Bộ Công an - Ảnh 5.

img

ới tổng mức đầu tư dự án hơn 2.400 tỉ đồng, Thanh tra Chính phủ kết luận dự án này đã vượt mức đầu tư được phê duyệt ban đầu hơn 1.167 tỉ đồng. Đặc biệt, việc chỉ định thầu cho Tổng Công ty CP Xây lắp dầu khí (PVC) - doanh nghiệp chưa có năng lực, kinh nghiệm thực hiện dự án nhiên liệu sinh học - được Thanh tra Chính phủ chỉ rõ là đã vi phạm Luật Đấu thầu.

[eMagazine] - Toàn cảnh 4 đại dự án thua lỗ chuyển sang Bộ Công an - Ảnh 7.

Theo Thanh tra Chính phủ, năm 2008, chủ đầu tư tổ chức đấu thầu chọn nhà thầu tư vấn lập dự án đầu tư là Công ty CP Thiết kế Công nghiệp hoá chất (CECO). Sau khi CECO lập xong dự án, chủ đầu tư đã phê duyệt với tổng mức đầu tư 1.317 tỉ đồng.

Ngày 13-3-2009, PVC của "ông chủ" Trịnh Xuân Thanh có công văn gửi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) xin được thực hiện gói thầu EPC tại Dự án Nhà máy ethanol Phú Thọ và được PVN chấp thuận theo hình thức chỉ định thầu. Gói thầu thiết kế, mua sắm, cung ứng vật tư thiết bị, thi công xây dựng nhà máy có giá trị hơn 59 triệu USD này sau đó được giao cho liên danh PVC và Alfa Laval, Delta-T thực hiện.

[eMagazine] - Toàn cảnh 4 đại dự án thua lỗ chuyển sang Bộ Công an - Ảnh 8.

Với việc liên tục đòi tăng giá trị hợp đồng của PVC, theo Thanh tra Chính phủ, nguyên nhân không xuất phát từ nhu cầu của dự án và yêu cầu của chủ đầu tư, không tuân thủ đúng thiết kế cơ sở đã được phê duyệt. Đáng lưu ý, nhiều hạng mục đã lấy theo giá của PVC ký với các nhà thầu phụ, trong khi giá do PVC mua của các nhà thầu phụ không thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư và không phải là căn cứ để tăng giá trị hợp đồng.

Với hàng loạt sai phạm dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, Thanh tra Chính phủ đã chuyển hồ sơ sang Bộ Công an để điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.

[eMagazine] - Toàn cảnh 4 đại dự án thua lỗ chuyển sang Bộ Công an - Ảnh 9.
img

heo kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ, dự án này có dấu hiệu vi phạm liên quan đến cả chủ đầu tư là Công ty CP Gang thép Thái Nguyên (TISCO) và nhà thầu là Tổng Công ty Xây dựng công nghiệp Việt Nam (Vinaincon) - đều thuộc Bộ Công Thương.

Dự án được phê duyệt năm 2005, khởi công năm 2007, do nhà thầu Tập đoàn Xây lắp luyện kim Trung Quốc (MCC) đảm nhận thông qua đấu thầu quốc tế. TISCO và nhà thầu MCC đã ký hợp đồng EPC với giá trị xấp xỉ 161 triệu USD (tương đương 2.587 tỉ đồng), thời gian thực hiện 30 tháng. Do gặp vướng mắc trong quá trình thi công, giá cả vật tư tăng cao nên tháng 3-2009, MCC đề nghị cho tách phần xây dựng và lắp đặt (C) giao lại cho nhà thầu Việt Nam là Vinaincon thực hiện.

[eMagazine] - Toàn cảnh 4 đại dự án thua lỗ chuyển sang Bộ Công an - Ảnh 11.

MCC trong quá trình thực hiện đã đề nghị tăng vốn từ 3.843 tỉ đồng lên 8.014 tỉ đồng. Nhưng đây vẫn chưa phải con số cuối cùng. Theo tính toán của TISCO, tổng mức đầu tư sau khi điều chỉnh dự án này đã lên tới hơn 9.000 tỉ đồng.

Dự án dự kiến đi vào sản xuất từ tháng 5-2011 nhưng đến nay vẫn "đứng yên" tại chỗ. Đầu năm 2011, do năng lực của Vinaincon hạn chế, không bảo đảm tiến độ, Bộ Công Thương cho phép TISCO và MCC được phép chọn thêm một số nhà thầu phụ trong nước vào thi công để đẩy nhanh tiến độ dự án. Tuy nhiên, dự án lại tiếp tục gặp vướng mắc về tài chính và ngưng trệ đến nay.

Theo báo cáo tài chính 9 tháng đầu năm 2017 của TISCO, đơn vị "ôm" khoản nợ hơn 7.430 tỉ đồng, gấp khoảng 3 lần vốn chủ sở hữu.

[eMagazine] - Toàn cảnh 4 đại dự án thua lỗ chuyển sang Bộ Công an - Ảnh 12.

Thực tế, từ ngày 1-1-2017, TISCO bắt đầu phải trả nợ gốc và lãi vay khoảng 45,5 tỉ đồng/tháng. Nhưng với tình hình "bế tắc" như trên, doanh nghiệp này đã đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính và các ngân hàng gia hạn thời gian trả nợ gốc, trả nợ lãi vay, đồng thời điều chỉnh thời gian rút vốn cho phù hợp tiến độ của dự án.

Trong phiên chất vấn tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) nêu tiến độ xử lý tại dự án này còn chậm, đồng thời đặt vấn đề có lợi ích ích nhóm trong việc cố tình kéo dài thoái vốn tại doanh nghiệp để trục lợi hay không?

Bộ trưởng Bộ Công Thương khẳng định chắc chắn không có sự bao che, lợi ích nhóm trong việc xử lý 12 dự án thua lỗ của bộ này.

[eMagazine] - Toàn cảnh 4 đại dự án thua lỗ chuyển sang Bộ Công an - Ảnh 13.
img

ác dấu hiệu cố ý làm trái và thiếu trách nhiệm trong phê duyệt dự án, lựa chọn nhà thầu gây thất thoát, lãng phí vốn đầu tư tại Dự án Nhà máy Sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ (Hải Phòng) chỉ được lộ ra khi Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra dự án này hồi tháng 10-2016.

Cụ thể, lãnh đạo PVTex không thực hiện thẩm định tổng mức đầu tư theo quy định mà phê duyệt trên cơ sở nghị quyết của PVN dẫn đến làm tăng tổng mức đầu tư với số tiền hơn 700 tỉ đồng.

[eMagazine] - Toàn cảnh 4 đại dự án thua lỗ chuyển sang Bộ Công an - Ảnh 15.

Sau khi có kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu EPC, PVTex đã không thực hiện đăng tải thông tin và phê duyệt kết quả đấu thầu, giá đề nghị trúng thầu cao hơn giá gói thầu được duyệt 20 triệu USD. Ngoài ra, khi ký hợp đồng EPC, lãnh đạo doanh nghiệp đã ký bằng đồng USD nhưng thanh toán lại bằng tiền Việt, dẫn đến tiền chênh lệch tỉ giá lên tới gần 47 tỉ đồng.

Song song đó, việc không tổ chức thẩm định khi phê duyệt dự án, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, tổng mức đầu tư, dẫn đến nội dung dự án không phù hợp, không đồng bộ với thiết kế kỹ thuật tổng thể.

img
img

Trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng mua thiết bị, chủ đầu tư và nhà thầu đã thay đổi nguồn gốc, xuất xứ một số thiết bị nhưng không thực hiện thương thảo trước. Chẳng hạn, dây chuyền thiết bị kéo sợi dún đã được thay đổi nguồn gốc từ Đức sang Trung Quốc; hệ thống máy chủ, máy trạm, máy in và thiết bị đóng bao cũng được chuyển từ Đức thành xuất xứ châu Âu.

Với sai phạm này, Thanh tra Chính phủ đã có kiến nghị xử lý về kinh tế với số tiền gần 55 tỉ đồng và hơn 23.000 USD tại PVTex. Đồng thời, đề nghị Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ để điều tra, xử lý những dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự xảy ra tại đại dự án ngàn tỉ đắp chiếu này.


Phương Nhung - Tấn Nguyên
Lên đầu Top

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên