img

Kể từ khi ghi nhận ca nhiễm đầu tiên tại Việt Nam ngày 23-1-2020 với 2 trường hợp cha con người Trung Quốc, đến nay, Việt Nam trải qua 3 đợt dịch Covid-19 lớn với hơn 2.300 ca mắc.

---o0o---


Tính đến ngày 17-2, với hơn 2.300 ca mắc và 35 ca tử vong là những người có bệnh lý nền nặng cho thấy tỉ lệ này tại Việt Nam là tương đối thấp so với các nước trên thế giới.

Đáng chú ý, từ khi ghi nhận ca mắc đầu tiên, chúng ta đã có những quyết sách chiến lược, chỉ đạo quyết liệt từ Trung ương tới địa phương, cùng với đó là sự quyết tâm và đồng thuận cao của toàn thể người dân trong cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh Covid-19. Những biện pháp quyết liệt lần đầu tiên trong công tác phòng chống dịch như áp dụng biện pháp giãn cách xã hội trên toàn quốc vào tháng 4-2020; hạn chế nhập cảnh, cách ly tập trung 14 ngày toàn bộ người từ nước ngoài về; truy vết người tiếp xúc trên diện rộng… đã được áp dụng.

img
img

Chốt kiểm tra an ninh không cho người từ xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc  ra khỏi khu vực

Điều đó đã mang lại cho Việt Nam một kết quả ban đầu khả quan trong cuộc chiến với "giặc" Covid-19. Việt Nam đã được Tổ chức Y tế thế giới và cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong số ít quốc gia chống dịch hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, cuộc chiến với đại dịch covid-19 chưa dừng lại mà còn khó khăn hơn khi thế giới bắt đầu xuất hiện những biến thế mới của chủng virus SARS-CoV-2. Trong đó, biến thể từ Anh đã lây lan ra 50 nước và vùng lãnh thổ. Biến thể được phát hiện tại Nam Phi cũng đã xuất hiện tại 23 nước và vùng lãnh thổ.

Tại Việt Nam, nguy cơ dịch bệnh vẫn thường trực, nhất là từ người nhập cảnh nhưng không chấp hành nghiêm quy định về cách ly, giám sát y tế; từ người nhập cảnh trái phép; nguồn bệnh từ các đợt dịch trước nhưng chưa được phát hiện…

img
img

Trước tình hình này, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đã thống nhất chủ trương chung là hạn chế tối đa chuyến bay từ nước ngoài về để ngăn chặn nguy cơ dịch xâm nhập.

Với các chuyến bay giải cứu, các công dân, chuyên gia vào Việt Nam phải được cách ly tập trung và đặc biệt là quản lý sau thời gian cách ly nghiêm ngặt, với tinh thần cảnh giác cao nhất khi chưa có những nghiên cứu và kết luận cụ thể về biến thể mới của virus SARS-CoV-2.

Bên cạnh đó, hệ thống quản lý thông tin về dịch Covid-19 và thông tin về những người nhập cảnh cũng dần hoàn thiện hơn, trở thành một vòng giám sát y tế khép kín với người nhập cảnh.

[eMagazine] Toàn cảnh dịch Covid-19 tại Việt Nam - Ảnh 3.

Từ khi có người mắc Covid-19 đầu tiên (ngày 23-1-2020), lúc cao điểm nhất, Việt Nam chỉ có 178 người mắc được điều trị, sau đó giảm dần. Tức là Việt Nam có làn sóng lây nhiễm thứ 1, đạt đỉnh ngày 30-3-2020.

img
img

Lực lượng quân đội phun thuốc khử trùng giúp người dân

- Ngày 23-1, Việt Nam chính thức bước vào cuộc chiến chống Covid-19. Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) xác nhận 2 bệnh nhân Covid-19 đầu tiên tại Việt Nam, là hai cha con người Vũ Hán - Trung Quốc.

- Ngày 1-2, một người phụ nữ 25 tuổi được xác định mắc covid-19 tại tỉnh Khánh Hòa. Cô đã tiếp xúc với một nhân viên tiếp tân và có liên quan đến 2 cha con người Trung Quốc. Đây là trường hợp truyền nhiễm đầu tiên tại Việt Nam.

- Ngày 13-2 đến 4-3, tỉnh Vĩnh Phúc quyết định cách ly toàn bộ xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên.

- Ngày 6-3, Hà Nội công bố ca bệnh đầu tiên, và là bệnh nhân thứ 17 tại Việt Nam.

- Ngày 10-3, xuất hiện bệnh nhân "siêu lây nhiễm" tại Bình Thuận - bệnh nhân thứ 34 tại Việt Nam. Bệnh nhân này từ Mỹ về sân bay Tân Sơn Nhất rồi đi xe riêng về Phan Thiết, lây nhiễm cho 11 người khác.

- Ngày 17-3, Việt Nam tạm ngừng cấp thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh.

- Ngày 20-3, Bộ Y tế thông báo 2 nữ điều dưỡng của Trung tâm Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai mắc Covid-19, lần lượt là bệnh nhân 86 và 87 tại Việt Nam.

- Ngày 21-3, Việt Nam tạm ngừng nhập cảnh khách nước ngoài.

- Ngày 31-3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ban hành Chỉ thị số 16 về việc cách ly xã hội trên phạm vi cả nước trong vòng 15 ngày để phòng chống Covid-19, từ 0 giờ ngày 1-4.

- Ngày 15-4, việc giãn cách xã hội được kéo dài với Hà Nội, TP HCM và một số tỉnh, thành có nguy cơ cao.

- Từ ngày 23-4, cả nước cơ bản dừng giãn cách xã hội nhưng vẫn tiếp tục đảm bảo các quy tắc phòng chống dịch.

- Ngày 25-4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ban hành Chỉ thị 19 nhằm tiếp tục các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.


[eMagazine] Toàn cảnh dịch Covid-19 tại Việt Nam - Ảnh 5.

Làn sóng Covid-19 lần thứ 2 ở Việt Nam, với tâm điểm là Ðà Nẵng, là sự khác biệt rất lớn về quy mô và tính chất so với làn sóng lần thứ 1.

img
img

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn động viện nhân viên y tế ở Đà Nẵng - Ảnh: Lê Bảo

- Chỉ sau 17 ngày, số ca mắc mới được điều trị đã là 384 - hơn gấp 2 lần đỉnh dịch lần thứ 1, mà vẫn chưa đạt đỉnh dịch lần 2. Ðã có 11 người chết, trong khi trước ngày 22-7-2020 không có ca nào.

- Khi làn sóng thứ 1 đạt đỉnh chỉ có 178 người được điều trị, tỉ lệ là 1,8 người/1 triệu dân; trong khi lần này tại Ðà Nẵng, tỉ lệ người điều trị là 150 người/1 triệu dân, gấp 15 lần ngưỡng an toàn dịch là 10 người điều trị/1 triệu dân.

- Ngày 25-7, Bộ Y tế thông báo bệnh nhân thứ 416 phát hiện tại Đà Nẵng nhưng không truy được nguồn lây nhiễm. Bệnh viện C Đà Nẵng được phong tỏa.

- Ngày 26-7, Bộ Y tế thông báo xác nhận bệnh nhân thứ 418. Bệnh viện Đà Nẵng được phong tỏa.

- Ngày 27-7, xác nhận thêm 11 bệnh nhân tại Đà Nẵng. TP Đà Nẵng khởi động giãn cách xã hội từ 0 giờ ngày 28-7.

- Từ ngày 31-7, Việt Nam bắt đầu ghi nhận những ca tử vong đầu tiên.

- Từ ngày 7-9, dịch bệnh tiếp tục kiểm soát tốt; hoạt động của máy bay, tàu lửa, ô tô đi, đến Đà Nẵng được khôi phục.

- Từ ngày 11-9, Đà Nẵng nới lỏng giãn cách xã hội.

- Ngày 15-9, chính thức nối lại các chuyến bay thương mại quốc tế.

[eMagazine] Toàn cảnh dịch Covid-19 tại Việt Nam - Ảnh 7.

Với dân số 1,9 triệu người, Hải Dương là địa phương có mức độ lây nhiễm Covid-19 rất cao. 

img
img

[eMagazine] Toàn cảnh dịch Covid-19 tại Việt Nam - Ảnh 9.

- Ngày 27-1-2021 xuất hiện ca lây nhiễm cộng đồng đầu tiên được phát hiện, thì chỉ sau 1 ngày đã có thêm 72 ca lây nhiễm cộng đồng, tổng cộng có 77 người nhiễm phải được điều trị, lớn gấp 4 lần ngưỡng an toàn dịch. Đến ngày 14-2-2021, số người được điều trị là 418, gấp 22 lần ngưỡng an toàn dịch của tỉnh. Hiện nay, chưa biết được khi nào thì dịch ở Hải Dương đạt đỉnh.

Ngoài Hải Dương và Quảng Ninh, từ ngày 27-1-2021 đến nay, 11 tỉnh, thành phố khác đã có ca lây nhiễm cộng đồng với mức độ khác nhau, song nhìn chung là thấp. 

img
img

Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh kiểm soát chặt chẽ người dân ra vào khu vực phong tỏa

Mức độ lây nhiễm ở Hải Dương hiện nay (220 người đang điều trị/1 triệu dân) cao gấp 55 lần mức lây nhiễm ở Hà Nội và TP HCM (4 người đang điều trị/1 triệu dân). Tức là mức độ lây nhiễm cộng đồng ở Hà Nội và TP HCM chỉ bằng chưa tới 2% mức độ lây nhiễm ở Hải Dương. Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng và các địa phương khác đang quyết liệt phòng chống dịch.

[eMagazine] Toàn cảnh dịch Covid-19 tại Việt Nam - Ảnh 11.
[eMagazine] Toàn cảnh dịch Covid-19 tại Việt Nam - Ảnh 12.

Các số liệu thống kê mới nhất từ Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết đến ngày 14-2, thế giới ghi nhận 108.793.747 người mắc  Covid-19 và 2.395.743 trường hợp tử vong tại 221 quốc gia, vùng lãnh thổ. Hiện nay, tổng số bệnh nhân Covid-19 hồi phục là 80.952.660 và còn 25.430.437 bệnh nhân đang điều trị, trong đó 99.342 trường hợp bệnh nặng hoặc nguy kịch.

Trong vòng 1 tháng qua, số ca mắc mới Covid-19 ghi nhận đã giảm 44,5%, mức giảm lớn nhất và kéo dài nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu. Hiện Mỹ là quốc gia chịu tác động mạnh nhất của dịch bệnh với 28.106.704 trường hợp mắc và 492.521 trường hợp tử vong. Ấn Độ là quốc gia đứng thứ hai thế giới về số trường hợp mắc với 10.892.550 ca nhiễm, 155.588 trường hợp tử vong. Tiếp theo là Brazil với 237.601 trường hợp tử vong trong số 9.765.694 ca nhiễm.

img
img

Thế giới vẫn chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Nguồn: Reuters

[eMagazine] Toàn cảnh dịch Covid-19 tại Việt Nam - Ảnh 14.

Tại châu Âu, số ca dương tính với biến thể của SARS-CoV-2 ở Anh chiếm 25% tổng số ca nhiễm mới tại Pháp, trong khi số ca dương tính với biến thể tại Nam Phi và Brazil chỉ chiếm 4% đến 5%. Nước này hiện đang cân nhắc khả năng siết chặt các biện pháp phòng dịch Covid-19 trong vài tuần tới.

Tại Đức, từ ngày 14-2, sẽ cấm nhập cảnh từ các vùng biên giới với Séc và Tyrol (Áo) do số ca nhiễm liên quan biến thể mới của SARS-CoV-2 gia tăng tại các vùng dịch này. Anh cũng sẽ áp đặt biện pháp kiểm soát biên giới mới cho đến khi toàn bộ người cao tuổi ở nước này được tiêm chủng vắc-xin ngừa Covid-19.

Khu vực Châu Á, đứng sau Ấn Độ về số trường hợp mắc là Thổ Nhĩ Kỳ với 2.572.190 trường hợp (27.284 trường hợp tử vong). Đứng thứ ba khu vực là Iran với 58.809 ca tử vong trong số 1.503.753 trường hợp mắc. Ngày 12-2, Nhật Bản thông báo chưa dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp tại Tokyo và các vùng lân cận do số ca tử vong ghi nhận những ngày qua hiện còn ở mức cao, nhiều bệnh viện đang trong tình trạng không còn đủ giường bệnh cho bệnh nhân Covid-19 có triệu chứng nặng.

Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 1.201.859 trường hợp mắc, 32.656 tử vong. Tiếp theo là Philippines với tổng số 547.255 ca nhiễm, 11.507 trường hợp tử vong. Đứng thứ ba khu vực là Malaysia với 958 trường hợp tử vong trong số 261.805 ca mắc.

Tình hình dịch bệnh tại Việt Nam:

Từ ngày 27-1 đến nay (17-2), đã ghi nhận 737 trường hợp mắc Covid-19 trong nước tại 13 tỉnh, TP gồm: Hải Dương (557), Quảng Ninh (60), TP HCM (36), Hà Nội (35), Gia Lai (27), Bình Dương (6), Bắc Ninh (5), Điện Biên (3), Hưng Yên (2), Hòa Bình (2), Bắc Giang (2)... Tổng số ca mắc Covid-19 ở nước ta từ trước đến nay là 2.329.

img
img
img
img

Dịch Covid-19 ở Việt Nam đang được kiểm soát

[eMagazine] Toàn cảnh dịch Covid-19 tại Việt Nam - Ảnh 16.

Tại Hà Nội, Bộ Y tế chỉ đạo các đơn vị y tế của Hà Nội đã tổ chức xét nghiệm cho hơn 12.302 mẫu nhân viên của Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Hiện tất cả các mẫu có kết quả xét nghiệm âm tính.

Tại TP HCM, Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo các đơn vị y tế của TP HCM đã và đang triển khai:

Tiếp tục thực hiện khẩn việc mở rộng lấy mẫu xét nghiệm giám sát các nhóm nguy cơ cao ở cộng đồng bắt đầu từ tối 11-2 (30 Tết) và kết thúc trước ngày 14-2 (mùng 3 Tết). Hiện nay đã thực hiện lấy các mẫu từ các nhà trọ, nơi lưu trú công nhân, bến xe, chợ trên địa bàn 24 quận - huyện, đang tiến hành xét nghiệm các mẫu đã thu thập.

Tiếp tục lấy mẫu và thực hiện xét nghiệm cho toàn bộ người nhà của nhân viên Công ty VIAGS…

Tiếp tục lấy mẫu lần 5 cho toàn bộ nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất vì đây là nhóm nguy cơ cao lây nhiễm Covid-19: Thực hiện trong vòng 24 giờ trước khi đi làm, nếu kết quả âm tính mới được đến sân bay làm việc vào ngày hôm sau.

Tiếp tục rà soát, xét nghiệm nhân viên y tế còn sót của các bệnh viện có liên quan ca bệnh.

[eMagazine] Toàn cảnh dịch Covid-19 tại Việt Nam - Ảnh 17.

Chốt phòng, chống dịch bệnh tại chợ Sóc Trăng - Ảnh: HOÀNG KIM

Tại Đồng Tháp, Bộ Y tế chỉ đạo các đơn vị y tế của tỉnh khẩn trương truy vết các trường hợp nghi ngờ liên quan đến các ca mắc ở TP HCM, kết quả: 30 F1, 350 F2, 811 F3 và về từ vùng dịch khác: 523. Công tác truy vết và xét nghiệm đang được khẩn trương thực hiện.

Tại Vĩnh Long, Bộ Y tế chỉ đạo các đơn vị y tế của Vĩnh Long khẩn trương truy vết các trường hợp nghi ngờ liên quan đến các ca mắc ở TP HCM, kết quả: 6 F1 đã được cách ly; điều tra 1 F2. Công tác truy vết và xét nghiệm đang được khẩn trương thực hiện.

Các đội cơ động của Bộ Y tế sẵn sàng triển khai các biện pháp chống dịch trong dịp Tết Nguyên đán 2021 tại các đơn vị, địa phương theo sự điều động, phân công. Bộ Y tế liên tục thông báo cho người dân những địa điểm nguy cơ để người dân biết, khai báo với cơ quan y tế để được sàng lọc, xét nghiệm kịp thời.


Anh Thanh
Lên đầu Top

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên