img

(NLĐO)- Trong những ngày thực hiện giãn cách xã hội, những phu hàng chợ Long Biên (phường Phúc Xá, quận Ba Đình, TP Hà Nội) không có việc làm, nhiều hôm chỉ ăn mì tôm qua ngày, gắng gượng cùng nhau vượt qua dịch Covid-19.

Video những phu hàng chợ Long Biên “mắc kẹt” giữa Thủ đô, nhiều hôm chỉ ăn mì tôm qua ngày

Hơn 20 ngày qua kể từ khi toàn TP Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 17 của Chủ tịch UBND TP. Những phu hàng chợ Long Biên không có việc làm, hàng trăm chiếc xe kéo của người dân ở xóm trọ tổ dân phố số 3 (phường Phúc Xá, quận Ba Đình) xếp kín dọc hai bên đường và các bãi đất trống, bụi phủ đầy. 

img
img
img

Nhìn từ cầu Long Biên xuống xóm lao động, là nơi ở của 500 hộ dân lao động nghèo từ những công việc như bốc hàng thuê, bán hàng rong, nhặt ve chai...

Bà Đào Thị Na (56 tuổi, quê huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên) cùng hai con trai tạm gác công việc thu nhặt phế liệu ở chợ Long Biên. Cả ba mẹ con bà những ngày qua cùng những lao động nghèo ở yên tại xóm trọ ở tổ dân phố số 3, phường Phúc Xá, quận Ba Đình.

img
img
img

Cánh cửa được mở ra, thấy những người lao động nghèo ở đây "chôn chân" ở một nơi, không có việc làm. Nhu yếu phẩm những ngày này họ phụ thuộc nhiều vào các nhà hảo tâm mang tới

Chiều đến, bà Na tranh thủ chuẩn bị bữa cơm tối gồm có rau luộc và ít thịt rang. Bữa cơm như vậy với bà Na và hai con cũng đã tạm đủ chất dinh dưỡng trong những ngày "không kiếm ra một đồng" do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Khu trọ của bà Na sinh sống có hàng chục người lao động từ tứ xứ đổ về đây, người gánh hàng thuê, phu hàng, người buôn bán trong chợ Long Biên, người đẩy hàng, nhặt phế liệu… mỗi người một cảnh.

img
img
img
img

Chợ Long Biên đã đóng cửa tạm thời vì liên quan đến ca mắc Covid-19. Khó khăn chồng chất khó khăn. Những phu hàng giờ đây đã không có việc làm và cũng không thể nào về quê

Bà Na cùng hai con "bám" chợ Long Biên khoảng 10 năm nay. Hằng ngày, công việc nhặt ve chai của bà thường bắt đầu từ lúc chợ Long Biên bắt đầu từ chiều tối cho tới rạng sáng ngày hôm sau mới trở về nhà. "Nếu không có dịch bệnh thì ngày mẹ con nhặt phế liệu cũng đủ trang trải cuộc sống, tiền đóng nhà trọ, dành dạm tí chút. Tuy nhiên, gần tháng nay dịch bệnh nên chúng tôi ở nhà tuân thủ phòng chống dịch. Mẹ con có gì ăn nấy, đồng thời chính quyền địa phương, tổ dân phố quan tâm hỗ trợ gạo, thực phẩm thiết yếu cho những người có hoàn cảnh khó khăn như chúng tôi"- bà Na kể.

Những phu hàng chợ Long Biên “mắc kẹt” ngày giãn cách, nhiều hôm chỉ ăn mì tôm qua ngày - Ảnh 5.

Chỉ cách trung tâm TP Hà Nội không xa, những người dân lao động nghèo đã khó khăn, nay dịch Covid-19 lại càng khó khăn gấp bội. Nhiều người dân cũng mong muốn về quê nhưng do không có xe về nên đã "mắc kẹt" lại Thủ đô trong những ngày thực hiện giãn cách xã hội

Tại phòng trọ của mẹ con bà Nguyễn Thị Động (59 tuổi, quê Ân Thi, Hưng Yên). Bà Động làm công việc phu hàng, gánh hàng thuê tại chợ Long Biên đến nay cũng đã vài năm. Con gái bà Động là Nguyễn Thị Thảo (20 tuổi) mắc căn bệnh tim bẩm sinh. Trước đây, cuộc sống ở quê khó khăn nên bà Động đã đưa con lên thuê trọ ở gần chợ Long Biên. Hằng ngày, bà đi gánh hàng từ đêm đến sáng trở về nhà. Lúc mẹ đi chợ thì Thảo nằm ngủ ở phòng trọ một mình.

img
img
img

Những người dân ở đây, lo lắng không biết những ngày sắp tới sẽ sống như thế nào và mong rằng dịch qua nhanh để những lao động ở đây được sớm trở lại với công việc, kiếm tiền trang trải cho cuộc sống

"Ở đây, ít nhiều mẹ con cũng kiếm đủ tiền trang trải cuộc sống, nhà trọ chứ về quê chỉ quanh quẩn với mấy sào ruộng, vất vả lắm. Suốt tháng qua dịch bệnh công việc tạm dừng cả ngày chỉ ở trong phòng. Mọi người ở khu trọ cũng động viên nhau lạc quan, ở yên tại chỗ để cùng phòng chống dịch. Tôi hy vọng Hà Nội sớm hết dịch để mọi người có thể tiếp tục công việc thường ngày"- bà Động cho hay.

img
img
img

Hàng trăm chiếc xe kéo hàng được buộc chắc chắn, do nghỉ dịch lâu quá nên cây rau mọc leo lên

Bà Nguyễn Thị Khái (80 tuổi, quê Bắc Giang), dù tuổi đã cao nhưng bà còn minh mẫn, khoẻ mạnh. Cuộc sống tuy khó khăn nhưng bà Khái luôn nở nụ cười đầy lạc quan. "Nhiều ngày qua dịch bệnh, chợ Long Biên cũng dừng hoạt động nên tôi chỉ ở nhà. Trong nhà chất đầy phế liệu nhưng chưa bán được nên tiền tiêu không có. Tất cả cũng chỉ vì dịch bệnh Covid-19. Tôi ở nhà có hôm nấu cơm 1 bữa ăn cả ngày, hôm ăn mì là xong bữa. Một mình tôi nên cũng đơn giản lắm"- bà Khái cười nói.

img
img

Bà Nguyễn Thị Động (59 tuổi, quê Ân Thi, Hưng Yên) làm nghề phu hàng, gánh hàng tại chợ Long Biên, cùng ở với con gái 20 tuổi bị bệnh tim bẩm sinh. Bà Động kể do hoàn cảnh khó khăn nên đã đưa con gái mình cùng ở đây để tiện bề chăm sóc

Trong đợt dịch này, bà Khái cũng nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương, giúp đỡ thực phẩm trong những ngày thực hiện giãn cách. "Mọi người cũng quan tâm hỗ trợ gạo. Tôi mong có sức khoẻ, hết dịch bệnh để đi làm, kiếm tiền lo cho cuộc sống"- bà Khái chia sẻ thêm.

img
img
img

Ở trong những căn nhà tạm lụp xụp, song những người lao động nghèo ở đây vẫn cố gắng bám trụ ở đất Thủ đô với nhiều nghề khác nhau

Còn với cụ Trần Thị Thắm (quê gốc ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) những ngày giãn cách ở nhà "bầu bạn" với chú chó, thi thoảng ngó ra ngoài chào hàng xóm xung quanh. Cụ cho biết: "Từ đầu đợt dịch tới nay được chính quyền địa phương hỗ trợ 18 kg gạo chia thành 3 lần. Số gạo đó cũng tạm ổn để những người lao động như bà vượt qua thời điểm khó khăn của đại dịch Covid-19".

Những phu hàng chợ Long Biên “mắc kẹt” ngày giãn cách, nhiều hôm chỉ ăn mì tôm qua ngày - Ảnh 10.

Bà Nguyễn Thị Hoa (quê Hưng Yên ), đang xếp đống bìa giấy cho biết: "Trong khoảng 1 tháng nay, vợ chồng tôi nghỉ việc. Không đi làm nên không có đồng ra đồng vào, cuộc sống hiện nay nhờ hết vào những mạnh thường quân đưa đồ đến cho. Nhưng không biết trong khoảng thời gian tới cuộc sống sẽ ra sao. Cũng chỉ mong dịch mau chóng qua đi, để tôi được đi làm"

Cụ Thắm sinh sống, làm thuê với đủ thứ nghề từ nhặt phế liệu, bán tăm, lau dọn bàn ghế mưu sinh ở góc chợ Long Biên đến nay đã hơn 40 năm. Cụ kể có 2 người con thì người con trai đã bệnh tật qua đời, người con gái sang Trung Quốc nhiều năm đến nay mất liên lạc, nên hiện tại cụ sống một mình ở khu nhà trọ ngay sát cầu Long Biên.

img
img

Bà Nguyễn Thị Khái (80 tuổi, quê Bắc Giang) đang dọn dẹp những đồ đạc trong căn phòng chật hẹp của mình

"Tháng này khó khăn chủ trọ giảm cho chúng tôi mỗi người 500.000 đồng. Còn 600.000 đồng nữa chưa kiếm đâu ra để đóng nên hơi chật vật chút nhưng không sao. Quan trọng nhất dịch bệnh kết thúc sẽ mọi chuyện sẽ ổn thôi"- cụ Thắm nói.

img
img

Cụ Thắm sinh sống, làm thuê với đủ thứ nghề từ nhặt phế liệu, bán tăm, lau dọn bàn ghế mưu sinh ở góc chợ Long Biên đến nay đã hơn 40 năm. Những ngày này, không đi làm được, cụ Thắm thường chơi với con chó cưng của mình hoặc sang nhà hàng xóm

Ông Nguyễn Văn Bình, Tổ trưởng tổ dân phố số 3, UBND phường Phúc Xá, cho biết tại tổ có khoảng hơn 500 hộ dân, trong đó có nhiều lao động nghèo làm ở chợ Long Biên gặp khó khăn. Thời gian vừa qua, lực lượng chức năng của quận, phường… đã hỗ trợ thực phẩm cho những hoàn cảnh này để cùng chung tay vượt qua đại dịch Covid-19.

img
img

Dù cuộc sống khó khăn, nhưng những người lao động nghèo ở đây luôn thấy được sự vui vẻ, lạc quan trong cuộc sống

img
img
img

Bữa cơm chiều của người dân lao động nghèo ở chân cầu Long Biên được chuẩn bị sơ sài với món rau và lâu lâu có thêm món thịt

Những phu hàng chợ Long Biên “mắc kẹt” ngày giãn cách, nhiều hôm chỉ ăn mì tôm qua ngày - Ảnh 15.

Tuy nhiều hôm ăn mì tôm nhưng bà Khái vẫn tỏ ra rất lạc quan

Ngô Nhung

Lên đầu Top

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên