img
img

hà hát Kịch Sân khấu nhỏ TP HCM đã công diễn vở kịch "Bên đàng dệt mộng", thu hút khán giả đến xem khi lần đầu tiên Võ Minh Lâm diễn kịch.

"Xem Lâm diễn cải lương với nhiều vai hay, khen ngợi Lâm ca hay diễn giỏi đã là quá quen. Nhìn ra sự tiềm năng trong diễn xuất, để thấy Lâm quá đổi thông minh, nhanh nhẹn khi bước sang kịch mà diễn không bị lai cải lương, thì đó mới là cái nhìn đầy sự ngưỡng mộ của khán giả yêu mến Lâm" – NSƯT Mỹ Uyên đã từng nhận xét khi chị mời được ngôi sao sân khấu này về 5B giữa lúc quá nhiều công việc từ sàn diễn, phim trường chi phối Võ Minh Lâm.

[eMagazine] 13 năm không ngờ... của Võ Minh Lâm - Ảnh 2.

Giai đoạn đó anh còn tham gia vở diễn "Những con sóng vô hình" của Hội Sân khấu TP HCM tham dự liên hoan cải lương toàn quốc 2018 do Cục Nghệ thuật Biểu diễn tổ chức tại Long An.

"Nhưng tôi tranh thủ tập khuya cùng các diễn viên của Nhà hát kịch Sân khấu nhỏ TP HCM (5B Võ Văn Tần, quận 3), bởi vì bản thân tôi cũng là một fan của "5B" từ ngày tôi ở Cần Thơ, được sự cho phép của cha tôi là NS Duy Sơn lên TP HCM theo nghề diễn viên cải lương năm 2006. Tôi đã thích các vở kịch thể nghiệm tại sân khấu nhỏ 5B. Tôi được xem các cô chú, anh chị diễn, rồi đúc kết kinh nghiệm cho mình. 13 năm qua đi không ngờ tôi lại có dịp diễn trên sân khấu nhỏ 5B và được bạn đọc báo Người Lao Động đề cử vào top 4 nam diễn viên của giải Mai Vàng 2018. Giải Mai Vàng là động lực mới dành cho tôi" – NS Võ Minh Lâm tâm sự.

[eMagazine] 13 năm không ngờ... của Võ Minh Lâm - Ảnh 3.

Cách đây 13 năm, năm 2006, sau gần hai tháng tổ chức cuộc thi "Ngôi sao vọng cổ truyền hình" do HTV thực hiện đã khép lại với kết quả đúng như dự đoán của số đông fan yêu thích ca cổ: thi sinh Võ Minh Lâm (Cần Thơ) đã đoạt giải chuông vàng. Đây là năm đầu tiên cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" tổ chức, để sau đó chính thức đổi tên cho đến ngày hôm nay.

[eMagazine] 13 năm không ngờ... của Võ Minh Lâm - Ảnh 4.

Võ Minh Lâm đoạt giải Chuông vàng trong cuộc thi Ngôi sao vọng cổ truyền hình 2006.

"Chọn hình tượng chuông vàng để làm giải thưởng chính thức của cuộc thi này, HTV đã lấy niềm tự hào của cải lương miền Nam đã có thời kỳ làm mưa, làm gió trên khắp mọi miền đất nước, khiến ngay cả dân liền anh, liền chị đất bắc phải lập cả một gánh hát cải lương mang tên Chuông vàng ngay tại Hà Nội hơn 80 năm trước. Điều này cho thấy sức sống bền bỉ của nghệ thuật cải lương không chỉ bó hẹp ở miền nam mà lan toả rộng khắp cả nước. Có thời kỳ TP HCM có đến 40 đoàn cải lương hoạt động, chưa kể các gánh hát sống len lỏi trên khắp các tỉnh thành ĐBSCL. Tôi thật hạnh phúc khi đoạt giải năm đầu tiên của cuộc thi này" - Nhắc lại quá khứ hoàng kim của sân khấu cải lương và giải Chuông vàng vọng cổ đã là định mệnh của mình, NS Võ Minh Lâm tâm sự.

Qua cuộc thi này, anh cũng như tất cả các thí sinh của chặng đường 13 năm tổ chức "Chuông vàng vọng cổ" đã nhìn thấy tầm quan trọng của bài ca cổ, "khiến chúng tôi khi quyết tâm gắn kết với nghề diễn viên vì "phi vọng cổ bất thành cải lương". Vì thế muốn góp phần vực dậy sàn diễn cải lương đã tồn tại 100 năm qua, trước hết phải trả lại đúng giá trị của bài vọng cổ. Năm tôi thi có gần 2000 thí sinh đăng ký, qua vòng sơ kết tại TP HCM và Cần Thơ đã cho thấy có rất đông thí sinh trẻ thuộc thế hệ 8X tham gia. Họ mê vọng cổ như tôi mê, muốn được thả hồn vào bài ca nên đã bắt chước nhiều nghệ sĩ đi trước như: Minh Cảnh, Minh Vương, Minh Phụng, Thanh Tuấn, Châu Thanh, Vũ Linh… Tôi vinh dự lắm khi vượt qua gần 2000 thí sinh để đoạt giải nhất" – NS Võ Minh Lâm nhắc lại.

Thật vậy, 10 giọng ca vào vòng chung kết xếp hạng năm 2006 đã đã thuyết phục người xem.Và thí sinh Võ Minh Lâm vừa tròn 17 tuổi, chưa một lần bước lên sân khấu chuyên nghiệp đã thật sự là điểm sáng của "Chuông vàng vọng cổ" năm đó.

img
img
img
img

[eMagazine] 13 năm không ngờ... của Võ Minh Lâm - Ảnh 6.

Từ sau bước ngoặc này, Võ Minh Lâm thực sự tạo được dấu ấn đậm nét khi anh đầu quân về Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang, đúc kết một phong cách ca diễn đầy nam tính. Anh đã có nhiều vai diễn hay, từ Nhà hát Trần Hữu Trang đến chương trình "Ngân mãi chuông vàng".

Nói về vai Hoàng trong vở kịch "Bên đàng dệt mộng" của Võ Minh Lâm, đó là một nhân vật trải dài từ một hành trình đi tìm hiểu nghề dệt lụa của chàng sinh viên chọn ngành nghề này làm luận án tốt nghiệp, cho đến khi Hoàng trở thành ông chủ tịch tập đoàn ngành lụa. Võ Minh Lâm đã thể hiện thật tinh tế, gieo được cảm xúc cho người xem trước sự ăn năn, hối hận vì lòng tham lam, ích kỷ của mình.

Theo nhận xét của đạo diễn Quách Hồ Ninh – người dàn dựng vở kịch này, thì chủ đề kịch bản "Bên đàng dệt mộng" của tác giả Phạm Trường Long (con trai của cố NSND Can Trường – người nghệ sĩ thể hiện xuất sắc vai Lê Nin) đã tạo được sự đồng cảm sâu sắc đối với Võ Minh Lâm, giúp anh thể hiện nhân vật Hoàng thật chắc, "đó là thông điệp nói về lòng tự trọng của con người trong học nghề và làm nghề" – đạo diễn Quách Hồ Ninh cho biết.



[eMagazine] 13 năm không ngờ... của Võ Minh Lâm - Ảnh 7.
Thanh Hiệp -Anh Thanh


Lên đầu Top

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên