img
img
[eMagazine] - Đồng nghiệp khóc khi hay tin Trùm  sò Giang Châu qua đời - Ảnh 2.

ừ nhỏ ông đã sớm bộc lộ năng khiếu ca hát, năm 14-15 tuổi, gia đình nghèo nên ông đi học nghề lái tàu. Chủ tàu là ông Hai Đực - một nghệ nhân đờn ca tài tử đã dạy ông ca vọng cổ theo nhịp đờn, và đó là người thầy đầu tiên của ông. Chính vì thích chất giọng của ông mà thầy Hai Đực đã giao chiếc tàu chở trái cây cho ông để điều khiển từ Chợ Lách lên Cái Bè bán cho các vựa lớn.

"Ở gần nhà ông có nghệ nhân Anh Tuấn (người anh thứ tư của nghệ sĩ Dương Thanh – hiện là trưởng đoàn 1 Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang) đánh đàn guitar rất hay. Nghệ nhân này đã mời Giang Châu tham gia đội văn nghệ Chợ Lách, Bến Tre" – NSƯT Hùng Minh kể.

NSND Ngọc Giàu nhớ lại: "Tháng tám âm lịch năm 1971, Đoàn cải lương Phước Châu, gốc là đoàn hát bội của bầu Nhàn ở Trà Ôn – Vĩnh Long về diễn gần nhà, họ tổ chức cúng tổ, NS Giang Châu đến thắp hương Tổ nghiệp rồi trốn theo đoàn hát này. Ban đầu vì trốn quân dịch, ông dùng giấy căn cước của người em trai tên là Hoa và đặt nghệ danh là Hồng Hoa".

[eMagazine] - Đồng nghiệp khóc khi hay tin Trùm  sò Giang Châu qua đời - Ảnh 3.
[eMagazine] - Đồng nghiệp khóc khi hay tin Trùm  sò Giang Châu qua đời - Ảnh 4.

Nói về nghệ danh Giang Châu được khán giả yêu mến, NSND Lệ Thủy xúc động kể: "Sau này Giang Châu được nghệ sĩ Hữu Lợi của đoàn Hương Mùa Thu nhận làm em nuôi, rồi đặt tên Giang Châu để chính thức gắn bó với nghề hát. Tôi và anh có nhiều kỷ niệm khi diễn trên sân khấu 284, lúc đó vở tuồng mà chúng tôi được khán giả yêu thích chính là "Tô Ánh Nguyệt", Giang Châu đóng vai Tâm, con của tôi. Suất diễn này chúng tôi cũng khóc rất nhiều khi diễn đến lớp Tâm nhận ra lỗi lầm của mình và tìm đến quỳ bên chân mẹ để xin lỗi. Tôi quý Giang Châu ở đức tính hiền lành, chân chất. Không bao giờ làm mích lòng ai".

NSƯT Thanh Thanh Tâm xúc động: "Những bài vọng cổ mà NS Giang Châu thể hiện một thời khiến thế hệ diễn viên trẻ chúng tôi mê đắm. Thời gian anh diễn trên sân khấu cải lương Sài Gòn 2, là thời gian đỉnh điểm để tên tuổi Giang Châu có điều kiện phát sáng. Anh đã để lại ấn tượng sâu đậm với vai Trần Hùng trong "Tìm Lại Cuộc Đời", Thừa trong "Tiếng Hò Sông Hậu" và Thiếu úy Thái Ngọc trong "Khách Sạn Hào Hoa". Tất cả đều là những vai diễn nổi tiếng. Hay tin anh mất tôi xúc động đến nghẹn lời. Vĩnh biệt một tài năng được công chúng yêu mến".


img
img
img
img
img


NSƯT Thanh Điền bày tỏ nỗi buồn khi biết NSƯT Giang Châu qua đời: "Giang Châu về cộng tác cho đoàn cải lương Sài Gòn 1. Tại đây, anh có cơ hội được những nghệ sĩ tài danh giúp đỡ, đặc biệt là sự giúp đỡ của nghệ sĩ Thành Được. Trên sân khấu này, Giang Châu tiếp tục ghi thêm dấu ấn vai diễn để đời, đó là vai Trùm Sò trong vở "Ngao, Sò, Ốc, Hến". Đó là vai diễn để đời mà tôi và Giang Châu đã từng có những sáng tạo để đưa vào vở diễn này, tạo sức hút lớn đối với công chúng".

[eMagazine] - Đồng nghiệp khóc khi hay tin Trùm  sò Giang Châu qua đời - Ảnh 6.

NSND Bạch Tuyết không thể quên khi bà dàn dựng vở "Đoạn tuyệt" trên sân khấu Vàng, NSƯT Giang Châu đã thể hiện xuất sắc vai cậu ấm Thân. Bà nhận xét ông là nghệ sĩ yêu nghề, hết lòng vì nghệ thuật. "Công chúng luôn dành sự yêu thương cho giọng ca của NSƯT Giang Châu và quý mến anh vì tính cách hiền lành, chân chất" – NSND Bạch Tuyết chia sẻ.

"Những năm sau nay, dù đã qua tuổi 60 nhưng giọng ca của NS Giang Châu vẫn truyền cảm và thành công trong những bài vọng cổ hài. Nếu trước đây có các nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa tạo lối đi cho mình khi thể hiện vọng cổ hài thành công, thì thế hệ nghệ sĩ trẻ thập niên 80 -90 đã có một Giang Châu lừng lẫy khi thể hiện bài vọng cổ hài. Mãi mãi nhớ về người nghệ sĩ tài hoa được hàng triệu khán giả yêu mến" – NSƯT Vũ Linh nói.


img
img


Bước đầu tạo được danh, nhưng để trở thành ngôi sao lớn, để lại nhiều vai diễn hay thuộc vào hàng mẫu mực, phải tới sau năm 1975 cơ hội mới đến với NS Giang Châu, bắt đầu khi ông từ đoàn Sài Gòn 3 về đoàn Sài Gòn 2 thay thế NSƯT Phương Quang lúc đó được điều qua đoàn Văn Công TP HCM. NS Giang Châu thời đó không phải là kép diễn, nổi tiếng nhờ vào giọng ca hơi dài ăn khách.

[eMagazine] - Đồng nghiệp khóc khi hay tin Trùm  sò Giang Châu qua đời - Ảnh 8.

"Ý thức mình phải vượt qua những khó khăn về hình thể, để diễn cho thật hay, Giang Châu tạo cho mình chổ đứng vững chắc, được các đoàn săn đón. Đơn giản vì anh rất được khán giả yêu mến, đoàn nào có Giang Châu hát luôn bán được nhiều vé. Ngôi sao thật thụ ngoài tài năng, còn phải có khả năng doanh thu, trong số đó có Giang Châu" – NSND đạo diễn Huỳnh Nga tâm sự.

NSND Diệp Lang chính là người đã phát hiện ra tố chất đặc biệt của NSƯT Giang Châu nên dành cho ông nhiều vai diễn hay trên sân khấu đoàn cải lương 284 mà ông là người chỉ đạo nghệ thuật.

NSƯT Giang Châu ra đi là sự mất mát to lớn đối với sân khấu cải lương. Ông và hai nghệ sĩ ưu tú Minh Vương, Thanh Tuấn đã được TP HCM giới thiệu trong đợt xét tặng danh hiệu NSND đợt này. "Như vậy là không kịp để đón nhận danh hiệu cùng chúng tôi, sự ra đi của Giang Châu để lại nỗi buồn quá lớn cho nghệ sĩ chúng tôi. Anh đã sống trọn vẹn niềm đam mê nghệ thuật, từng vai diễn của anh, từng kỷ niệm với các đồng nghiệp, chúng tôi không thể nào quên" – NSƯT Minh Vương tâm sự trong đau buồn.

img
img
img


[eMagazine] - Đồng nghiệp khóc khi hay tin Trùm  sò Giang Châu qua đời - Ảnh 10.

Khi NSƯT Minh Vương và NSND Lệ Thủy tổ chức Sân khấu Vàng, ông đã để lại ấn tượng với vai chồng cô Điểu trong vở "Tình mẫu tử" của soạn giả NSND Viễn Châu. "Các suất diễn, NSƯT Giang Châu không nhận thù lao, còn đóng góp thêm để chúng tôi xây dựng nhà tình thương trao tặng đồng bào nghèo. Nghĩa cử của anh thật đáng quý" – NSND Lệ Thủy kể lại trong nước mắt.


[eMagazine] - Đồng nghiệp khóc khi hay tin Trùm  sò Giang Châu qua đời - Ảnh 11.
Lên đầu Top

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên