img
img

rên con đường đi tìm vai diễn đúng nghĩa, tôi đã nhiều lần bắt gặp chính mình trong nhân vật. Đó là một trong số ít những vai kịch nói lên niềm trăn trở, cảm xúc về chính thân phận người nghệ sĩ. Mai Vàng là giải thưởng duy nhất trong đời tôi" - NS Tú Trinh tâm sự.

[eMagazine] Nghệ sĩ Tú Trinh: Mai Vàng - Giải thưởng duy nhất trong đời tôi - Ảnh 2.
[eMagazine] Nghệ sĩ Tú Trinh: Mai Vàng - Giải thưởng duy nhất trong đời tôi - Ảnh 3.
img

goài vai diễn trên, NS Tú Trinh còn được khán giả yêu mến với vai diễn Thị Lộ trong vở "Bí mật vườn Lệ Chi", cô Nhàn trong "Những giấc mơ riêng", bà Viện trưởng trong "Đèn không hắt bóng", cô Phượng biệt động đô thành trong "Xóm nhỏ Sài Gòn"...

"Từ khi đoạt giải Mai Vàng, tôi vui vì giải thưởng do chính bạn đọc bầu chọn, chính người xem trao tặng. Tôi nhớ một nhà văn đã nói: Nghiệp diễn viên thật lạ, nó tái tạo nỗi đau và niềm hạnh phúc của cuộc đời thành nhiều lần. Và nhiều khi tôi tự hỏi vì sao mình theo nghiệp sân khấu. Phải chăng được chạm đến niềm hạnh phúc mà người giàu có đôi khi muốn bỏ tiền để mua cũng không được" - NS Tú Trinh chia sẻ.

Trước hết, NS Tú Trinh yêu quý cái nghề mà cha mình - nghệ nhân đờn cò Chín Trích - đã đam mê. Ông sống mộc mạc, bình dị như chính tiếng đờn trĩu nặng nỗi niềm xa quê. Hồi đó, tuy cha thương con gái thứ ba (NS Tú Trinh) nhưng chị là người bị ăn đòn nhiều nhất. 

"Má tôi nhẫn nại, hiền lành, ít nói. Bà sanh một lượt 12 người con. Gồng trên vai cái ăn, cái mặc cho cả nhà, ba tôi chẳng hề than. Nhiều đêm nhìn ông ngồi đàn trong gánh hát, đôi mắt xa xăm nghĩ ngợi chuyện cơm áo gạo tiền, từ những lần bắt gặp nỗi lo toan đó, tuổi thơ của tôi lại mong mình được mau lớn. Năm 15 tuổi, sau khi dạy tôi một số bài bản nhỏ của nghệ thuật đờn ca tài tử và học ca vọng cổ theo nhịp đờn, ba dẫn tôi vào Trường Quốc gia Kịch nghệ Sài Gòn (nay là Nhạc Viện TP HCM). 

Tôi thi đậu lớp diễn viên cải lương nhưng vì chưa đủ tuổi nên chỉ học dự thính. Thầy Duy Lân, bác Năm Châu, cô Hai Kim Cúc là những người trực tiếp dìu dắt tôi vào nghề. Ba tôi đã nói với các thầy: Các anh chị đừng thấy Hà Thị Thu Ba (tên thật của nghệ sĩ Tú Trinh) là con của Chín Trích mà không dám đánh nó. Hãy phạt nó thật nặng để rèn luyện nghề hát cho thật chắc" - NS Tú Trinh kể.

img
img

Ảnh do nghệ sĩ cung cấp

img

hời đó, NS Tú Trinh vừa đi học vừa phụ giúp má chuyện "đong gạo". Mỗi chiều sau giờ học là chị đi bộ qua Thủ Thiêm mua đồ hộp đem ra chợ bán. Rồi chị đi lồng tiếng phim, bắt nguồn cho việc rèn luyện giọng thoại để từ sân khấu cải lương bước qua sân khấu kịch.

Tâm huyết làm nghề diễn viên, không phụ lòng mong đợi của cha mẹ đã cho NS Tú Trinh nhiều nghị lực vươn tới. Chị được mệnh danh là nghệ sĩ có giọng thoại kịch miền Nam hay nhất. Giọng thoại đặc trưng không giống với bất cứ nghệ sĩ nào. Nhờ có chất giọng đặc biệt đó, chị nhanh chóng lấy được cảm tình khán giả. Ở vai trò nào được giao chị cũng hoàn thành, từ làm MC, đọc thuyết minh cho đến thoại kịch, diễn cải lương, lồng tiếng phim và gần đây nhất là giám khảo cuộc thi tuyển chọn "Giọng đọc vàng" của Đài Tiếng nói Nhân dân TP HCM.

img
img
img

Ảnh tư liệu Báo Người Lao Động

[eMagazine] Nghệ sĩ Tú Trinh: Mai Vàng - Giải thưởng duy nhất trong đời tôi - Ảnh 8.
img

ừ sau khi đoạt giải Mai Vàng năm 1999, NS Tú Trinh nói càng ngày chị nghiệm thấy cuộc đời luôn có những góc sáng lấp lánh, quyến rũ con người rượt đuổi danh vọng, tiền tài, mà đôi khi đánh mất cái đáng quý nhất, đó là lẽ phải. Trong vai Thị Lộ (vở "Bí mật vườn Lệ Chi"), nhân vật có nói một câu thoại rất hay mà chị yêu thích:

"Con thú có thể cắn chết con người nhưng vẫn là con thú.

Con người mang lẽ phải có thể bị giết vì lẽ phải.

Nhưng bảo vệ lẽ phải mãi mãi là thiên chức con người".

[eMagazine] Nghệ sĩ Tú Trinh: Mai Vàng - Giải thưởng duy nhất trong đời tôi - Ảnh 10.
img

õ ràng sàn diễn cải lương đang lao đao là vì người nghệ sĩ không còn xem đoàn hát, sân khấu là mái nhà chung. Họ đến hát rồi đi như một nơi ở trọ. Do vậy, ngày càng hiếm những vai diễn được xem là "tuyệt phẩm". Tôi nghĩ cái gọi là "đi vào lòng người" mà cả đời diễn viên ai cũng mơ bây giờ là điều phù phiếm, không còn thực tế. Chả trách khán giả không đến rạp xem cải lương đông như ngày xưa. Thương cho các em diễn viên các trường sân khấu có quá ít nơi để tham khảo những bài học giá trị" – NS Tú Trinh trăn trở.

[eMagazine] Nghệ sĩ Tú Trinh: Mai Vàng - Giải thưởng duy nhất trong đời tôi - Ảnh 12.

Chị cho rằng mái nhà chung không chỉ là khái niệm của những nghệ sĩ khao khát được sống với "nghề" cho ra "nghề", mà nó còn là nơi dạy dỗ người nghệ sĩ biết tự nhìn lại chính mình. "Ai cũng biết hạnh phúc chẳng bao giờ đầy đủ khi lòng người chưa đầy đủ. Mái nhà chung của sân khấu còn là nơi dạy người nghệ sĩ phải biết hy sinh. Cứ mãi chạy theo chữ Nhất, rút cuộc chỉ làm tổn hại cái nghề mà mình đeo mang. Vai kịch trong vở "Tôi chờ ông đạo diễn" đã nói lên tất cả niềm trăn trở đó" - NS Tú Trinh nói.

img
img
img
img

Ảnh nhân vật cung cấp

[eMagazine] Nghệ sĩ Tú Trinh: Mai Vàng - Giải thưởng duy nhất trong đời tôi - Ảnh 14.


Lên đầu Top

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên