Cà Mau được xem là vùng "thủ phủ" tôm của cả nước với diện tích nuôi hơn 280.000 ha. Con tôm đã mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân nơi đây.
Ông Trần Văn Hoàng (60 tuổi; ngụ huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) cho biết đã gắn bó với nghề nuôi tôm quảng canh được gần 30 năm. Tôm sú giống khi thả nuôi nhỏ chỉ bằng cây kim và thức ăn của loài này chủ yếu là rong, tảo… có trong vuông nuôi.
"Nuôi tôm theo hình thức quảng canh tuy không tốn công chăm sóc nhưng tỉ lệ hao hụt rất nhiều. Để khắc phục hạn chế trên, cứ cách một tháng thì tôi sẽ mua từ vài chục đến 100.000 con tôm giống về thả nuôi" – ông Hoàng chia sẻ.
Sau 5 tháng thả nuôi, tôm đạt trọng lượng từ 30 – 40 con/kg thì nông dân bắt đầu thu hoạch. Tại những huyện có sự chênh lệch triều cao của tỉnh Cà Mau như: Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển… thì đa phần người dân thu hoạch tôm bằng cách đổ đục (dụng cụ bắt tôm).
Vào con nước xổ vuông (từ 29 đến mùng 3 và 13 đến 16 âm lịch) hằng tháng, nông dân sẽ rút cống để nước từ trong vuông chảy ra sông. Lúc này, họ lấy đục làm bằng lưới gắn vào cống để bắt tôm, cua, cá…
Tùy vào lượng tôm chạy nhiều hay ít mà nông dân sẽ thăm đục từ vài lần đến hàng chục lần/đêm. Sau đó, họ lựa bắt những con tôm, cua đạt chuẩn để bán cho thương lái.
Dưới đây là những hình ảnh nông dân Cà Mau dùng "tuyệt chiêu" để bắt tôm:
Bình luận (0)