img
Xung đột Nga - Ukraine bước vào năm thứ 3:
Giao tranh dai dẳng, ngoại giao đình trệ- Ảnh 1.
Xung đột Nga - Ukraine bước vào năm thứ 3:
Giao tranh dai dẳng, ngoại giao đình trệ- Ảnh 2.
Xung đột Nga - Ukraine bước vào năm thứ 3:
Giao tranh dai dẳng, ngoại giao đình trệ- Ảnh 3.
Xung đột Nga - Ukraine bước vào năm thứ 3:
Giao tranh dai dẳng, ngoại giao đình trệ- Ảnh 4.

Người dân sơ tán khỏi TP Avdiivka

Xung đột Nga - Ukraine bước vào năm thứ 3:
Giao tranh dai dẳng, ngoại giao đình trệ- Ảnh 5.

Bị thất thế về binh sĩ và khí tài, Ukraine dường như đang ở tình thế bấp bênh nhất kể từ khi xung đột nổ ra.

Theo tờ The New York Times, chiến dịch quân sự của Nga hiện được chia thành 5 tuyến tấn công chính, trải dài trên các thị trấn và thành phố ở hầu hết mặt trận phía Đông và phía Nam Ukraine. Dưới đây là cục diện tại 5 điểm nóng quan trọng.

Xung đột Nga - Ukraine bước vào năm thứ 3:
Giao tranh dai dẳng, ngoại giao đình trệ- Ảnh 6.

Xung đột Nga - Ukraine bước vào năm thứ 3:
Giao tranh dai dẳng, ngoại giao đình trệ- Ảnh 7.

5 điểm nóng trong cuộc xung đột Nga – Ukraine - Nguồn: The New York Times - Việt hóa: Thanh Long

Nga chiếm quyền kiểm soát thành trì Avdiivka hôm 17-2-2024. Đây là chiến thắng lớn đầu tiên của Moscow kể từ tháng 5-2023, thời điểm họ giành được TP Bakhmut.

Dù chỉ có diện tích khoảng 31 km2 và cách TP Donetsk không xa, Avdiivka có ý nghĩa quan trọng về mặt chiến lược, từng gây khó khăn cho các hoạt động hậu cần then chốt của Nga. Avdiivka thất thủ cũng đồng nghĩa quân đội Nga có thể di chuyển binh sĩ và khí tài hiệu quả hơn để gia tăng sức ép lên lực lượng Ukraine từ nhiều hướng.

Xung đột Nga - Ukraine bước vào năm thứ 3:
Giao tranh dai dẳng, ngoại giao đình trệ- Ảnh 8.

Đến tháng trước, quân đội Nga cuối cùng cũng giành được quyền kiểm soát hoàn toàn Marinka, một thị trấn tiền tuyến khác của Ukraine. Sự sụp đổ của Marinka cho phép quân đội Nga tập trung về phía Nam và một thành trì quan trọng khác của Ukraine: Vuhledar. Thắng lợi ở Avdiivka (cách Vuhledar gần 90 km về phía Đông Bắc) có thể tạo điều kiện để lực lượng Nga đẩy mạnh tấn công từ phía Bắc.

Xung đột Nga - Ukraine bước vào năm thứ 3:
Giao tranh dai dẳng, ngoại giao đình trệ- Ảnh 9.

Khi chiến dịch phản công vào mùa hè năm 2023 của Ukraine đạt đỉnh, lực lượng của họ chỉ tiến sâu được khoảng 36 km vào mặt trận phía Nam, đủ chiếm quyền kiểm soát làng Robotyne.

Moscow dường như đang quyết tâm giành lại những gì đã mất. Nga tập trung nhiều binh sĩ ở mặt trận này hơn mặt trận Avdiivka - người phát ngôn của lực lượng Ukraine chiến đấu ở miền Nam, ông Dmytro Lykhovii, nhận xét với báo The New York Times mới đây.

Xung đột Nga - Ukraine bước vào năm thứ 3:
Giao tranh dai dẳng, ngoại giao đình trệ- Ảnh 10.

Nga đang đẩy mạnh chiến dịch quân sự từ TP Kreminna để giành lại các thị trấn ở phía Đông Bắc Ukraine. Từ khi bị đánh bật ra khỏi những thị trấn này vào cuối năm 2022, quân đội Nga liên tục khai hỏa để chiếm lại quyền kiểm soát nhưng vấp phải sự phản kháng quyết liệt của đối phương.

Moscow trong những tháng qua duy trì khoảng 110.000 binh sĩ trong khu vực để đẩy mạnh tấn công theo 2 hướng từ Kreminna: Về phía TP Kupiansk ở phía Bắc và TP Lyman ở phía Nam.

Xung đột Nga - Ukraine bước vào năm thứ 3:
Giao tranh dai dẳng, ngoại giao đình trệ- Ảnh 11.

Vào thời điểm giành được TP Bakhmut vào tháng 5-2023, lực lượng Nga dường như đã kiệt quệ. Ukraine hy vọng có thể tận dụng cơ hội nêu trên để phản công quanh sườn Bakhmut.

Tuy nhiên, Nga hiện mới là bên nắm lợi thế. Tướng Oleksandr Syrsky, tân Tổng Tư lệnh quân đội Ukraine, mới đây cho biết lực lượng Nga đang quyết tâm chọc thủng tuyến phòng thủ quanh TP Chasiv Yar. Nếu làm được điều này, họ có thể giành được ưu thế đáng kể và đưa TP Kramatorsk vào tầm pháo kích.

Xung đột Nga - Ukraine bước vào năm thứ 3:
Giao tranh dai dẳng, ngoại giao đình trệ- Ảnh 12.

Xe thiết giáp Nga di chuyển qua các tòa nhà bị phá hủy ở TP Avdiivka hôm 20-2 - Ảnh: Reuters

Xung đột Nga - Ukraine bước vào năm thứ 3:
Giao tranh dai dẳng, ngoại giao đình trệ- Ảnh 13.

Binh sĩ Nga rà mìn tại một con đường ở TP Avdiivka - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Xung đột Nga - Ukraine bước vào năm thứ 3:
Giao tranh dai dẳng, ngoại giao đình trệ- Ảnh 14.

Đoàn xe bọc thép của quân đội Nga tiến vào TP Zaporizhzhia – Ukraine hồi tháng 7-2023 - Ảnh: Reuters

Xung đột Nga - Ukraine bước vào năm thứ 3:
Giao tranh dai dẳng, ngoại giao đình trệ- Ảnh 15.

Binh sĩ Nga trên tiền tuyến trong cuộc xung đột với Ukraine - Ảnh: TASS

Xung đột Nga - Ukraine bước vào năm thứ 3:
Giao tranh dai dẳng, ngoại giao đình trệ- Ảnh 16.

Trực thăng Nga tại khu vực Donetsk hôm 17-2 - Ảnh: Reuters

Xung đột Nga - Ukraine bước vào năm thứ 3:
Giao tranh dai dẳng, ngoại giao đình trệ- Ảnh 17.
Xung đột Nga - Ukraine bước vào năm thứ 3:
Giao tranh dai dẳng, ngoại giao đình trệ- Ảnh 18.

Những người bị thương, trong đó có quân nhân Nga, được điều trị tại TP Rostov-on-Don hôm 19-2 - Ảnh: REUTERS

Xung đột Nga - Ukraine bước vào năm thứ 3:
Giao tranh dai dẳng, ngoại giao đình trệ- Ảnh 19.

Xung đột Nga - Ukraine bước vào năm thứ 3:
Giao tranh dai dẳng, ngoại giao đình trệ- Ảnh 20.

Nguồn: Statista - Việt hóa: Thanh Long

Kể từ khi xung đột Nga - Ukraine bùng phát, Mỹ và phương Tây đã viện trợ mạnh cho Kiev cả về kinh tế lẫn quân sự.

Tuy nhiên, vấn đề này đang là tâm điểm của các cuộc tranh luận chính trị. Nổi bật là tại Mỹ, gói viện trợ 60 tỉ USD bổ sung cho Ukraine đang bị mắc kẹt tại quốc hội, bất chấp những cảnh báo về khả năng sụp đổ năng lực quân sự quan trọng của Kiev.

Theo báo cáo, gần 160 tỉ USD đã được cam kết hỗ trợ Kiev kể từ khi xung đột nổ ra. Chính phủ Ukraine dự kiến thâm hụt ngân sách năm 2024 vào khoảng 43 tỉ USD và Kiev cần phương Tây viện trợ thêm. Ngân hàng Thế giới ước tính chi phí tái thiết Ukraine hiện nay là hơn 400 tỉ USD.

Tại Hội nghị An ninh Munich ở Đức vào giữa tháng 2 vừa qua, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cảnh báo tình trạng thiếu hụt vũ khí của Ukraine, đặc biệt là pháo và vũ khí tầm xa. "Chúng tôi chỉ đang chờ đợi những vũ khí mà chúng tôi thiếu" - Tổng thống Zelensky cho biết, đồng thời kêu gọi Mỹ và các đồng minh tiếp tục sát cánh cùng Ukraine.

Theo tờ The Washington Post, đây dường như là thông điệp mà Tổng thống Zelensky muốn gửi gắm trực tiếp đến nhóm nghị sĩ Mỹ chặn dự luật viện trợ bổ sung cho Kiev. Trong cuộc điện đàm mới nhất với Tổng thống Zelensky, Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định Ukraine mất Avdiivka vào tay Nga vì Quốc hội Mỹ "không hành động" để viện trợ bổ sung cho Kiev.

Làn sóng "mệt mỏi" về xung đột Nga - Ukraine cũng bắt đầu lan rộng ở một số khu vực của châu Âu, nhất là khi Kiev không giành được nhiều kết quả đáng kể sau 2 năm xung đột. Một số thành viên NATO, như Hungary và Slovakia, hoài nghi về khả năng giành chiến thắng của Ukraine.

"Phương thuốc tốt nhất chống lại sự mệt mỏi là những lợi ích và chiến thắng đáng kể của Ukraine. Điều này sẽ đòi hỏi phương Tây viện trợ quân sự nhiều hơn" - ông Christoph Schwarz, nhà nghiên cứu tại Viện Chính sách An ninh và châu Âu (AIES) của Áo, nhận định.

Xung đột Nga - Ukraine bước vào năm thứ 3:
Giao tranh dai dẳng, ngoại giao đình trệ- Ảnh 21.
Xung đột Nga - Ukraine bước vào năm thứ 3:
Giao tranh dai dẳng, ngoại giao đình trệ- Ảnh 22.
Xung đột Nga - Ukraine bước vào năm thứ 3:
Giao tranh dai dẳng, ngoại giao đình trệ- Ảnh 23.
Xung đột Nga - Ukraine bước vào năm thứ 3:
Giao tranh dai dẳng, ngoại giao đình trệ- Ảnh 24.

Xung đột Nga - Ukraine bước vào năm thứ 3:
Giao tranh dai dẳng, ngoại giao đình trệ- Ảnh 25.

Theo tạp chí Foreign Policy (Mỹ), khi cuộc khủng hoảng bước vào năm thứ 3, viễn cảnh về giải pháp ngoại giao thông qua đàm phán là khá u ám. Ngoài ra, cũng không bên nào có thể giành chiến thắng quyết định trên chiến trường.

Nga nói rõ rằng chỉ quan tâm đến đàm phán nếu điều này dẫn đến việc Ukraine đầu hàng. Trong khi đó, Kiev nhấn mạnh sẽ tiếp tục đối đầu với Moscow.

Xung đột Nga - Ukraine bước vào năm thứ 3:
Giao tranh dai dẳng, ngoại giao đình trệ- Ảnh 26.

Theo một số chuyên gia, Nga đang đặt cược rằng sự chia rẽ và do dự của phương Tây sẽ giúp nước này chiến thắng trên chiến trường. Trước mắt, châu Âu đang tăng cường viện trợ cho Ukraine trong bối cảnh sự hỗ trợ của Washington đang giảm dần. Liên minh châu Âu (EU) gần đây thông qua gói hỗ trợ tài chính 54 tỉ USD cho Ukraine. Ngoài ra, một số thành viên châu Âu trong NATO sẽ tiếp tục cung cấp vũ khí cho Kiev.

Tuy nhiên, vai trò của Mỹ vẫn rất quan trọng, nhất là trong việc cung cấp vũ khí tiên tiến cho Ukraine. Nếu Quốc hội Mỹ không thông qua gói hỗ trợ 60 tỉ USD và Washington không đẩy nhanh cung cấp vũ khí cho Kiev, viễn cảnh Ukraine đẩy lùi Nga trên chiến trường trong năm nay sẽ xa vời hơn nhiều.

Bà Kristi Raik, Phó Giám đốc Trung tâm quốc tế về Quốc phòng và An ninh (trụ sở ở Estonia), cho rằng Ukraine có thể chiến thắng nếu phương Tây tăng cường ủng hộ nước này và khiến Nga không thể gánh nổi cái giá của xung đột. Ngược lại, Moscow có thể thắng nếu phương Tây không huy động được nguồn lực và, quan trọng hơn là, ý chí cần thiết.

Xung đột Nga - Ukraine bước vào năm thứ 3:
Giao tranh dai dẳng, ngoại giao đình trệ- Ảnh 27.

Ông David Petraeus, Chủ tịch Viện Toàn cầu KKR (Mỹ), cho rằng tương lai cuộc xung đột sẽ phụ thuộc vào một số diễn biến quan trọng.

Đầu tiên là Quốc hội Mỹ sẽ nhất trí hỗ trợ Ukraine đến đâu. Điều này cực kỳ có ý nghĩa, nhất là khi quyết định của Mỹ về việc cung cấp một số loại vũ khí nhất định, như xe tăng và máy bay, thường mở đường cho các quốc gia khác làm điều tương tự.

Quan trọng không kém là mức độ hỗ trợ từ Liên minh châu Âu và các thành viên của khối này, cũng như của các nước phương Tây khác. Một yếu tố quan trọng nữa là nỗ lực do Mỹ dẫn đầu nhằm thắt chặt các biện pháp trừng phạt và kiểm soát xuất khẩu đối với Nga, cũng như ngăn chặn động thái né tránh chúng.

Diễn biến cuộc xung đột cũng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào quyết tâm của Ukraine và Nga - cũng như khả năng huấn luyện, trang bị, sử dụng lực lượng và năng lực bổ sung của họ.

Một yếu tố nữa là khả năng học hỏi và thích ứng trước diễn biến của chiến trường; phát triển, sản xuất và sử dụng các hệ thống vũ khí mới và các công nghệ khác; cải thiện năng lực lãnh đạo và chiến đấu…

Xung đột Nga - Ukraine bước vào năm thứ 3:
Giao tranh dai dẳng, ngoại giao đình trệ- Ảnh 28.

Một báo cáo dài 43 trang do Viện Nghiên cứu Quincy về nghệ thuật quản lý nhà nước có trách nhiệm (QIRS, trụ sở ở Mỹ) công bố mới đây đã bác bỏ quan điểm cho rằng việc chấm dứt xung đột thông qua đàm phán là điều không thể.

Hai tác giả của báo cáo trên - cựu chuyên gia phân tích George Beebe của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và nhà phân tích chính sách Anatol Lieven (người Anh) - cho rằng bất kỳ thỏa thuận hòa bình tiềm tàng nào cũng sẽ phải đề cập một số mục tiêu chính của Ukraine, Nga, Mỹ và châu Âu.

Đối với Ukraine, đó là bảo đảm nước này sẽ không dễ bị tổn hại trước một cuộc tấn công khác của Nga, cũng như có hướng đi khả thi dẫn đến tái thiết và thịnh vượng kinh tế.

Đối với Nga, đó là bảo đảm Ukraine sẽ không phải là đồng minh của Mỹ hoặc trở thành nơi đặt vũ khí hoặc lực lượng của NATO.

Đối với Mỹ và châu Âu, đó là bảo đảm Nga sẽ không biến thành công quân sự ở Ukraine thành mối đe dọa lớn hơn đối với các nước láng giềng của Moscow hoặc các quốc gia thành viên NATO.

Các sáng kiến được đề xuất gồm: thiết lập giới hạn về vũ khí mà Nga và Ukraine được triển khai tới các khu vực nhất định, cùng với các biện pháp giám sát lẫn nhau.

Riêng về vấn đề lãnh thổ, báo cáo cho rằng có thể áp dụng mô hình đường ranh giới ngừng bắn được thiết lập ở Cyprus và bán đảo Triều Tiên. Các tác giả thừa nhận quá trình thỏa hiệp sẽ không dễ dàng hoặc đơn giản nhưng cảnh báo những lựa chọn thay thế khác có thể còn tồi tệ hơn nhiều đối với Ukraine và thế giới.

Đàm phán trực tiếp giữa Nga và Ukraine đã sụp đổ trong giai đoạn đầu của xung đột. Sau đó, một số nước như Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil, Trung Quốc… cũng nỗ lực đưa hai bên ngồi vào bàn đàm phán nhưng không đạt kết quả đột phá.

Theo trang Bloomberg, Ukraine đang thúc đẩy một hội nghị cấp cao để tìm kiếm giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột. Ukraine muốn sự kiện này diễn ra vào tháng 3 nhưng nhiều khả năng thời điểm này phải lùi sang tháng 4 hoặc 5 do chưa có nhiều nhà lãnh đạo hưởng ứng.

Thụy Sĩ nói sẵn sàng đứng ra tổ chức hội nghị. Các nhà ngoại giao nước Thụy Sĩ đang tìm hiểu xem liệu các nước khác có quan tâm đến sự kiện này hay không, trong đó có Trung Quốc.

Bên lề Hội nghị An ninh Munich mới đây, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nhận định hiện điều kiện vẫn chưa chín muồi cho các bên trở lại bàn đàm phán nhưng không nói lý do. Theo ông, Trung Quốc sẽ tiếp tục đóng vai trò tích cực nhưng nhấn mạnh trách nhiệm tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng không chỉ của riêng Bắc Kinh.

Xung đột Nga - Ukraine bước vào năm thứ 3:
Giao tranh dai dẳng, ngoại giao đình trệ- Ảnh 29.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tại một địa điểm gần thị trấn Kupiansk hôm 19-2 - Ảnh: Reuters

Xung đột Nga - Ukraine bước vào năm thứ 3:
Giao tranh dai dẳng, ngoại giao đình trệ- Ảnh 30.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy trao thưởng cho một quân nhân tại một địa điểm gần thị trấn Kupiansk hôm 19-2 - Ảnh: Reuters

Xung đột Nga - Ukraine bước vào năm thứ 3:
Giao tranh dai dẳng, ngoại giao đình trệ- Ảnh 31.
Xung đột Nga - Ukraine bước vào năm thứ 3:
Giao tranh dai dẳng, ngoại giao đình trệ- Ảnh 32.

Hàng viện trợ quân sự của Mỹ tại Sân bay quốc tế Boryspil bên ngoài thủ đô Kiev – Ukraine - Ảnh: Reuters

Xung đột Nga - Ukraine bước vào năm thứ 3:
Giao tranh dai dẳng, ngoại giao đình trệ- Ảnh 33.

Xung đột Nga - Ukraine bước vào năm thứ 3:
Giao tranh dai dẳng, ngoại giao đình trệ- Ảnh 34.

Nguồn: Financial Times - Việt hóa: Thanh Long

Lên đầu Top

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên