xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lớn lên cùng dân tộc

CÁT VŨ

Ngày 15-3-1953, tại khu Đồi Cọ thuộc huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 147SL quyết định thành lập “Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh VN” . Trong 50 năm, điện ảnh Việt Nam sản xuất (phim nhựa 35 ly): 1.336 (bộ phim) truyện, 1.786 tài liệu, 352 hoạt hình.Hiện có gần 30 đơn vị sản xuất phim trong cả nước (Viện Nghiên cứu và Lưu trữ Điện ảnh Việt Nam)

Trên thế giới, có lẽ ít có một nền điện ảnh nào như điện ảnh cách mạng VN, đã gắn bó mật thiết với công cuộc đấu tranh giành độc lập và giải phóng dân tộc suốt hai thời kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa sau hòa bình.

Phim thời sự, tài liệu khoa học: Ngang tầm thế giới.-  Trước khi Hồ Chủ tịch ký quyết định thành lập “Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh VN” ngày 15-3-1953, do yêu cầu tự thân của cuộc kháng chiến chống Pháp, ở miền Nam, những người ái quốc vốn yêu thích điện ảnh như Mai Lộc, Khương Mễ đã thành lập Tổ Điện ảnh khu 8 (Đồng Tháp Mười) năm 1947 và năm 1948, những nỗ lực mày mò bằng phương pháp thủ công, đã trình làng bộ phim tài liệu đầu tiên (câm) có tên là Trận Mộc Hóa, ghi lại chiến công của quân và dân ta đánh quân Pháp. Sau khi công chiếu với sự hỗ trợ âm nhạc (sống) của Hoàng Việt và tiếng thuyết minh từ bên ngoài, bộ phim đã làm nức lòng nhân dân và chiến sĩ. Tổ Điện ảnh khu 8 nhanh chóng nhân rộng ra Tổ Điện ảnh khu 9, khu 7 với hàng chục phim khác như Chiến dịch Bến Tre, Chiến dịch La Ban - Cầu Kè, Chiến dịch Trà Vinh...

Ở miền Bắc, năm 1950 trong chiến dịch biên giới, nhà quay phim Phan Nghiêm cũng tìm cách quay phim Trận Đông Khê và sau đó, tự mày mò chế ra chiếc máy ghi âm quang học.

Điện ảnh cách mạng VN chỉ thực sự phát triển sau thời kỳ giải phóng thủ đô, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc với thành tựu của bộ phim tài liệu Nước về Bắc Hưng Hải (đạo diễn Bùi Đình Hạc) miêu tả tính cách con người qua thái độ lao động với một nghệ thuật thể hiện đầy chất thơ. Phim đã đoạt Huy chương vàng (HCV) quốc tế Matxcơva 1959, giải thưởng quốc tế cao nhất đầu tiên của điện ảnh VN.

Bước sang giai đoạn chống Mỹ, phim thời sự tài liệu đã trở thành như một thư ký ghi chép thực tế anh hùng với hàng trăm phim phản ánh một cách sinh động cuộc sống chiến đấu ngoan cường của nhân dân ta. Những bộ phim được thực hiện trong giai đoạn này không những làm nức lòng đồng bào trong nước mà khi đem ra giới thiệu cũng gây được sự cảm phục của thế giới. Bằng chứng là trong hai kỳ Liên hoan phim Quốc tế Matxcơva liên tiếp 1967 và 1969, bốn phim của VN đều đoạt HCV: Đầu sóng ngọn gió (đạo diễn Ngọc Quỳnh), Du kích Củ Chi (đạo diễn Trần Nhu), Lũy thép Vĩnh Linh (đạo diễn Ngọc Quỳnh), Đường ra phía trước (đạo diễn Hồng Sến). Để có được những thước phim phản ánh hiện thực sinh động này, không ít các nghệ sĩ đã hy sinh ngay trên chiến trường. Như câu chuyện về phim Lũy thép Vĩnh Linh: Sau khi quay được 5.000 mét phim, chiếc ô tô chở phim ra Hà Nội bị trúng đạn ở Quảng Bình, xe và phim đều cháy hết. Ba người trong đoàn làm phim (chủ nhiệm, lái xe, công nhân ánh sáng) đều hy sinh. Mọi việc lại phải làm lại từ đầu trên một địa bàn mà mỗi nắm đất đều có trộn những mảnh bom, con người phải sống dưới lòng đất với 2.500 km địa đạo. Chính cuộc chiến đấu một mất một còn giữa chính nghĩa và phi nghĩa đã làm nên sức mạnh cho những chiến sĩ điện ảnh xông pha nơi trận mạc, ghi được những khoảnh khắc có một không hai cực kỳ quý giá trong các bộ phim tài liệu.

Nhờ được trưởng thành trong một môi trường sống đầy cảm xúc vì “ra ngõ gặp anh hùng”, các nhà làm phim tài liệu của điện ảnh cách mạng VN đã tiếp tục truyền thống chứng tỏ tài năng và bản lĩnh trong thời bình, biểu hiện rõ nhất là chiến thắng dồn dập của VN, đoạt bốn HCV trong bốn liên hoan phim châu Á - Thái Bình Dương liên tục từ 1998 đến 2001 với các phim Trở lại Ngư Thủy (đạo diễn Lê Mạnh Thích), Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai (đạo diễn Trần Văn Thủy), Chị Năm “khùng” (đạo diễn Lại Văn Sinh), Chốn quê (đạo diễn Sĩ Chung).

Phim truyện: Xây dựng thành công hình tượng người anh hùng.- Khởi đầu từ năm 1959 với bộ phim Chung một dòng sông (hai đạo diễn Hồng Nghi - Hiếu Dân (tức Phạm Kỳ Nam), trong suốt thời kỳ chống Mỹ, phim truyện tập trung xây dựng hình tượng người anh hùng trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Hầu hết những bộ phim được thực hiện trong giai đoạn này tuy chỉ ở bước đầu trong nghệ thuật thể hiện, song lại đạt được hiệu quả lớn về tính khái quát, cũng như tính cổ động phong trào. Những nhân vật điển hình như Hoài và Vận (Chung một dòng sông), Tư Hậu (Chị Tư Hậu), chị Dịu (Vĩ tuyến 17 ngày và đêm), chị Vân (Nổi gió), Núi (Đường về quê mẹ), Cù Chính Lan (Người chiến sĩ trẻ), Nguyễn Văn Trỗi (Nguyễn Văn Trỗi), bé Nga (Chim vành khuyên), bé Ngọc Hà (Em bé Hà Nội)..., không chỉ hiện ra đơn thuần như những nhân vật của một tác phẩm nghệ thuật mà còn là những tấm gương sáng có sức thuyết phục người khác noi theo.

Sau năm 1975, đất nước thống nhất, những bộ phim truyện được dư luận đánh giá cao nhất cũng là những tác phẩm xây dựng thành công hình tượng những người đã góp phần xuất sắc cho công cuộc giải phóng đất nước. Điển hình là bộ phim Cánh đồng hoang (biên kịch Nguyễn Quang Sáng, đạo diễn Hồng Sến) đã đoạt HCV Liên hoan phim Quốc tế Matxcơva năm 1981 và đây cũng là phim đoạt giải thưởng cao nhất dành cho thể loại phim truyện của điện ảnh VN trên “đấu trường” quốc tế. Tuy nhiên, bước vào thời kỳ đổi mới, khoảng trên 10 năm trở lại đây, ngành phim truyện đã chưa theo kịp bước phát triển của xã hội, bị lúng túng về đề tài, về  trình độ thể hiện cũng như về cơ chế quản lý. Thời gian này, những bộ phim nổi bật nhất là những bộ phim nói về cuộc sống con người thời hậu chiến song vẫn mang ít nhiều gợi nhớ về chiến tranh như Ván bài lật ngửa, Bao giờ cho đến tháng 10, Ngã ba Đồng Lộc, Đời cát...

Phim hoạt hình: Cũng mang tính chiến đấu.- Được chính thức ra đời từ năm 1960 với bộ phim Đáng đời thằng cáo (đạo diễn Lê Minh Hiền) như một bài thực tập của lớp hoạt họa VN, phim hoạt hình cũng đã từng có một thời hoạt động sôi nổi trong giai đoạn chống Mỹ và thời kỳ đầu sau khi đất nước thống nhất, với nhiều thể loại như hoạt họa, cắt giấy, búp bê... trong đó có những phim ít nhiều được khán giả thiếu nhi biết đến như: Chuyện ông Gióng (1970), Sơn Tinh - Thủy Tinh (1972) ở miền Bắc. Và ở miền Nam, sau năm 1975, nhiều phim được yêu thích như Cốc và cò (đạo diễn Hồ Đắc Vũ), Em bé và chiếc gương (đạo diễn Trương Qua), Ba chú dê con (đạo diễn Nguyễn Vy), nhưng xuất sắc hơn cả là Dế mèn phiêu lưu ký (1979) của đạo diễn Trương Qua, chuyển thể từ tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài. Hầu hết những bộ phim này đều giáo dục thiếu nhi lòng yêu nước, ý thức đấu tranh với cái xấu, cái ác.

Phim hoạt hình là loại hình bị lao đao nhất khi đất nước chuyển sang cơ chế thị trường. Xưởng phim hoạt hình của Hãng phim Giải Phóng đã ngừng hoạt động trên 10 năm nay, còn Hãng phim Hoạt hình VN, đơn vị vẫn sống cầm chừng nhờ tiền Nhà nước tài trợ. Tuy vậy, ở những liên hoan phim châu Á - Thái Bình Dương vừa qua, phim hoạt hình VN vẫn được đánh giá cao, được nằm trong số những phim đề cử vào giải thưởng.

So với điện ảnh thế giới, nền điện ảnh cách mạng VN với 50 năm chưa phải là dài song đã phát huy được hiệu quả rất tích cực, trở thành công cụ tuyên truyền đắc lực cho cách mạng, góp phần không nhỏ trong sự thắng lợi của đất nước qua các thời kỳ kháng chiến, cũng như khi xây dựng hòa bình. Những năm gần đây, bên cạnh sự khẳng định vai trò của điện ảnh phim nhựa, phim truyền hình với đủ các thể loại cũng đóng vai trò rất lớn trong việc xây dựng con người mới, xã hội mới.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo