xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Các hãng phim TPHCM đã rời xa thời hoàng kim

Huy Nguyên

TPHCM một thời được mệnh danh là “kinh đô” điện ảnh của cả nước với sức sản xuất có năm lên đến 100 phim. Thế nhưng từ 6 - 7 năm nay, hoạt động sản xuất phim của TPHCM gần như “đóng băng”. Những thương hiệu: Hãng phim Nguyễn Đình Chiểu, Hãng phim Trẻ, Hãng phim Bến Nghé, Hãng phim Bông Sen, Hãng phim Phương Đông, Phương Nam phim... không còn được khán giả điện ảnh trong cả nước biết đến.

Chỉ có xác nhưng không có hồn

Công bằng mà nói, thời hoàng kim của các hãng phim TPHCM có sự góp sức rất lớn của đội ngũ tư nhân sản xuất phim về vốn và năng lực sản xuất. Khi dòng phim thị trường VN lâm vào tình trạng vắng khán giả, các nhà sản xuất tư nhân rút lui thì năng lực sản xuất của các hãng phim TPHCM cũng không còn. Hầu hết các hãng phim ở đây chỉ tồn tại như một cái “xác không hồn”. Lý giải tình trạng  không còn năng lực sản xuất, các hãng giải thích là do không có vốn, nhất là vốn đầu tư sản xuất phim nhựa. Bà Kim Phương, Phó Giám đốc Hãng phim Trẻ, nói rằng để làm được bộ phim video Vượt sóng, hãng phải nhờ vốn tài trợ của Thành đoàn TNCS TPHCM cộng thêm vốn dành dụm của hãng. Hầu như không có ngân hàng nào cho vay vốn sản xuất phim khi không có tài sản thế chấp.

Hãng phim Nguyễn Đình Chiểu thực hiện bộ phim chào mừng Sài Gòn - TPHCM 300 năm: Người học trò Gia Định xưa đã hơn 3 năm rồi mà vẫn chưa xong chỉ vì còn thiếu 200 triệu đồng (dự toán 1 tỉ đồng, TPHCM tài trợ 600 triệu đồng, Cục Điện ảnh tài trợ 200 triệu đồng). Một số hãng như Phương Nam phim chỉ có thể gói ghém để tiếp tục sản xuất băng video phim cổ tích cho thiếu nhi. Hoặc Hãng phim Người Bảo Vệ và Hãng phim Phương Đông cũng chỉ đủ sức liên kết nhau sản xuất phim video Không thể siết cò...

Vào lúc thị trường điện ảnh VN thiếu vắng những bộ phim truyện nhựa của các hãng phim TPHCM  thì hàng chục công ty phát hành phim, hãng phim nước ngoài lần lượt nhảy vào khai thác.

Ai sẽ đánh thức?

Con số doanh thu khổng lồ mang về từ việc phát hành phim Gái nhảy (Hãng phim Giải Phóng) vừa qua đã chứng tỏ rằng thị trường điện ảnh VN vẫn dành tình cảm ưu ái cho phim VN nếu chất lượng phim phù hợp với thị hiếu khán giả. Không thể nói rằng khán giả nhà đã quay lưng với phim VN.

Thị trường điện ảnh đã có nhưng các hãng phim vẫn trông chờ vào sự tài trợ của Nhà nước. Ông Võ Trọng Nam, Trưởng Phòng Sân khấu Điện ảnh Sở VHTT TPHCM, cho biết: Trong kế  hoạch phát triển điện ảnh TPHCM đang được Sở VHTT trình UBND TPHCM, có chương trình tập trung đầu tư cho các hãng phim. Trong đó, sẽ xây dựng Hãng phim Nguyễn Đình Chiểu thành một trung tâm lớn về cơ sở vật chất và kỹ thuật hậu kỳ cho toàn khu vực. Các hãng còn lại sẽ được đầu tư phát triển theo từng thế mạnh sẵn có trước đây. Riêng về vốn sản xuất, Nhà nước đã có chính sách cho vay vốn kích cầu, nhưng thời gian qua các hãng không dám vay, vì sợ không đủ sức thu hồi vốn khi sản xuất phim.

Bộ VHTT chỉ cấp ngân sách quốc gia tài trợ sản xuất phim hàng năm cho các hãng phim trực thuộc (Hãng phim Giải Phóng, Hãng phim Truyện VN, Hãng phim Truyện I...). Còn các hãng phim TPHCM hầu như không được hưởng chính sách này. Theo Cục Điện ảnh, chính sách tài trợ sản xuất phim như vậy sẽ kết thúc vào năm 2005 và chuyển sang cơ chế đặt hàng thông qua phương thức đấu thầu. Đây có thể  là một cơ hội để các hãng phim TPHCM có điều kiện  hào hứng trở lại với  hoạt động sản xuất phim.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo