xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Động lực cho Công đoàn

Vĩnh Tùng - Thanh Nga ghi

Luật Công đoàn sửa đổi sẽ được kỳ họp lần thứ 3 Quốc hội khóa XIII xem xét thông qua. Phóng viên Báo Người Lao Động ghi nhận ý kiến của cán bộ Công đoàn về những nội dung quan trọng của dự luật này

img
Công đoàn Công ty Việt Nam Samho thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền lợi người lao động nhờ xây dựng cơ chế hợp tác chặt chẽ với ban giám đốc. Ảnh: Khánh Chi
Bà Nguyễn Thị Bạch Lan, Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn: CĐ cần được tự chủ về tài chính

Để tổ chức Công đoàn (CĐ) vững mạnh, ngoài tạo hành lang pháp lý vững chắc cho CĐ hoạt động, nhất thiết phải để CĐ tự chủ về tài chính. Điều này sẽ giúp tổ chức CĐ làm tốt chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ). Cụ thể là tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục NLĐ nâng cao nhận thức chính trị, trình độ văn hóa, tay nghề; tổ chức phong trào thi đua, tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp (DN); đặc biệt là chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho NLĐ. Tất cả những hoạt động đó đều nhằm mục tiêu xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong DN.

Bà Phan Thị Lan, Chủ tịch LĐLĐ quận 6 - TPHCM: Bảo đảm quyền tổ chức, lãnh đạo đình công

Về trách nhiệm “tổ chức và lãnh đạo đình công”, tôi cho rằng đây là bước tiến bộ của dự thảo lần này. Với chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ thì CĐ phải có trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo đình công để bảo đảm cho cuộc đình công được thực hiện đúng luật. Tuy nhiên, để CĐ thực hiện tốt vai trò này, cần nghiên cứu, giải quyết đồng bộ mối quan hệ ba bên giữa NSDLĐ, NLĐ và CĐ. Đồng thời trong Bộ Luật Lao động và các văn bản khác cần quy định cơ chế bảo đảm cho CĐ thực hiện hiệu quả trách nhiệm này.

Bà Võ Thị Ngọc Lan, Phó Chủ tịch CĐ Công ty May Trịnh Vương: Luật hóa kinh phí, tạo sự bình đẳng

Công ty Trịnh Vương  hiện có hơn 1.500 lao động. Những năm qua, dù được sự hỗ trợ của ban giám đốc nhưng do nguồn kinh phí eo hẹp, CĐ cơ sở chỉ có thể tập trung chăm lo cho công nhân vào các dịp lễ, Tết. Nói như vậy để thấy hoạt động ở cơ sở gặp rất nhiều khó khăn nếu nguồn kinh phí không ổn định. Tôi rất phấn khởi khi biết Luật CĐ sửa đổi sẽ được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp này; trong đó vấn đề kinh phí CĐ sẽ được luật hóa. Điều này không chỉ tạo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế mà còn là động lực để CĐ làm tốt chức năng của mình bởi nguồn kinh phí ổn định sẽ giúp CĐ chủ động triển khai các hoạt động; củng cố vị thế CĐ đối với người sử dụng lao động (NSDLĐ); chăm lo, bảo vệ quyền lợi NLĐ tốt hơn.

Ông Nguyễn Thanh An, Chủ tịch CĐ Công ty Việt Nam Samho: Làm rõ hành vi cản trở hoạt động CĐ

Tôi tán thành quy định trách nhiệm của tổ chức CĐ trong việc tổ chức và lãnh đạo đình công. Tuy nhiên, để CĐ làm tốt việc này, Bộ Luật Lao động và các văn bản liên quan cần được sửa đổi cho phù hợp; chấm dứt tình trạng luật không đi vào thực tiễn, đẩy NLĐ vào chỗ đình công tự phát, không đúng trình tự, thủ tục. Bên cạnh đó, để bảo đảm cho CĐ hoạt động, luật cần quy định rõ hơn trách nhiệm của DN trong việc tạo thuận lợi cho NLĐ thành lập, gia nhập và hoạt động CĐ. Ngoài ra, cần làm rõ hơn các hành vi gây cản trở, khó khăn cho hoạt động CĐ của DN; quy định biện pháp chế tài DN vi phạm.

Ông Đinh Tuấn Kiệt, Chủ tịch CĐ Công ty Vĩ Châu: Quy định rõ trách nhiệm của NSDLĐ

Phần lớn cán bộ CĐ khu vực ngoài quốc doanh đều hoạt động kiêm nhiệm, thời gian  cho CĐ cơ sở hoạt động rất hạn chế. Tôi rất mừng khi dự thảo quy định cán bộ CĐ bán chuyên trách có ít nhất 24 giờ làm việc trong một tháng để hoạt động. Song tùy theo quy mô, số lượng đoàn viên ở từng DN, Luật CĐ nên để NSDLĐ và CĐ cơ sở thỏa thuận về thời gian tăng thêm và được đưa vào thỏa ước lao động.

Bên cạnh đó, Luật CĐ nên quy định chi tiết hơn trách nhiệm của NSDLĐ trong việc trao đổi, cung cấp thông tin, đặc biệt là xây dựng cơ chế đối thoại, hợp tác với CĐ trong việc thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể. Đây chính là nền tảng để xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong DN.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo