xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dạy kỹ năng giao tiếp để trẻ bớt thu mình

Nguyễn Minh Hải

Hiện nay, khi ở nhà, trẻ có vẻ ít có thời gian giao tiếp do sự gặp gỡ giữa cha mẹ và con cái đang có xu hướng giảm đi

Hiện nay, khi ở nhà, trẻ có vẻ ít có thời gian giao tiếp do sự gặp gỡ giữa cha mẹ và con cái đang có xu hướng giảm đi, nhưng các hoạt động giao tiếp thông qua thiết bị công nghệ lại nhiều hơn.

Sự trao đổi thông tin có phần gián tiếp đó có thể làm trẻ hình thành thói quen ứng xử chưa tốt. Ví dụ, khi nói chuyện trực tiếp với nhau, trẻ luôn được dạy là phải có từ "dạ" hoặc "thưa" trước mỗi câu, nhưng có khi nói vọng nhau giữa tầng trên và tầng dưới trong nhà thì các từ đó có thể bị giản lược và dần thành thói quen mới...

Trong trường học, trẻ không chỉ có giao tiếp với nhau trong lớp, với thầy cô trực tiếp dạy mình mà còn giao tiếp với nhiều thầy cô khác, với giám thị, với bảo mẫu, bảo vệ... và cả các lớp khác. Giao tiếp của trẻ ở trường là rất rộng, hơn hẳn giao tiếp ở gia đình, bởi ở nhà, trẻ hầu như chỉ có giao tiếp với người thân và một số người quen ở hàng xóm. Do đó, cha mẹ, giáo viên cần chú trọng quan sát, định hướng, dạy các kỹ năng giao tiếp cho trẻ.

Dạy kỹ năng giao tiếp để trẻ bớt thu mình- Ảnh 1.

Giao tiếp tốt sẽ giúp giới trẻ tự tin hơn. Ảnh: Hoàng Triều

Nhiều người hay phê bình trẻ bây giờ thiếu kỹ năng sống. Điều đó đúng, nhưng xem ra trách nhiệm thuộc cả về cha mẹ và nhà trường. Chẳng hạn, trong số các kỹ năng sống có kỹ năng giao tiếp, ứng xử, nhưng cha mẹ ít cho con tiếp xúc với người khác thì làm thế nào rèn và phát huy các kỹ năng này; đã thế, bản thân cha mẹ cũng không tự hoàn thiện kỹ năng này thì lấy gì làm gương và dạy cho con?...

Không chỉ vậy, việc biết tên, biết dạ thưa những người có vẻ không liên quan gì đến việc học của trẻ là bảo vệ, bảo mẫu, lao công, thủ thư… cũng là một hình thức biết quan tâm đến người khác. Điều đó thực sự có ích cho trẻ bởi qua quá trình giao tiếp cũng bồi bổ thêm vốn sống, kinh nghiệm ứng xử, kiến thức cho trẻ một cách tích cực. Sự liên hệ đó tránh cho trẻ tự "thu mình" hay sống khép kín. Dĩ nhiên, nhà trường nên chú ý chọn những người làm các công việc dù không liên quan đến giảng dạy cũng phải có lòng yêu trẻ, thích trò chuyện và có kỹ năng trò chuyện với trẻ.

Với các bậc cha mẹ, việc chú ý hỏi con về những người không phải giáo viên đứng lớp của con cũng có thể ít nhiều giúp xác định rõ hơn về tính nết, thiên hướng phát triển của trẻ. Vì vậy, bản thân cha mẹ cũng nên tự rèn cách ứng xử, thái độ giao tiếp phù hợp như bảo vệ, lao công… hay những người sống xung quanh mình. Đó là cách để làm gương cho trẻ về bài học quan tâm đến người khác.

Các nhóm kỹ năng giao tiếp cơ bản mà người lớn cần chú ý dạy cho trẻ đó là: Thưa gửi (chào, tự giới thiệu, tạm biệt…): phải lễ phép với người lớn, lịch sự, thân ái với người ngang bằng hoặc nhỏ hơn. Lắng nghe: trẻ phải được hướng dẫn việc im lặng nghe người khác hỏi hoặc trình bày, sau đó mới có ý kiến. Khi người đang giao tiếp với mình nói thì trẻ phải tập thói quen chú ý nghe, nắm rõ ý, thái độ đúng mực (không dáo dác nhìn chỗ khác, không tỏ ra thờ ơ, không cắt ngang…). Phải cho trẻ biết rằng lắng nghe là một kỹ năng rất quan trọng không chỉ trong giao tiếp mà còn trong nhiều hoạt động khác. Trả lời: lắng nghe tốt là một trong những tiền đề quan trọng để có thể trả lời tốt. Khi trả lời cần diễn đạt rõ ràng, rành mạch, ngắn gọn, đúng vào trọng tâm của câu hỏi hoặc câu chuyện đang quan tâm. Trẻ cũng cần được làm quen cách trả lời sao cho thuyết phục, hấp dẫn bằng nụ cười, bằng ngôn ngữ cơ thể, bằng lối nói dí dỏm, ý nhị…

Ngoài ra, trẻ cần học kỹ năng nói chuyện điện thoại, nhắn tin, viết bình luận trên mạng xã hội… Các hoạt động này cần được hướng dẫn kỹ, như dùng điện thoại thì nói rõ ràng, chính xác điều muốn diễn đạt, có âm lượng phù hợp…; nhắn tin thì tránh gây hiểu lầm, hạn chế sử dụng các biểu tượng khi giao tiếp với người lớn…; viết status thì tuyệt đối phải dùng ngôn từ trong sáng, tránh gây hiểu lầm hoặc mang ý tiêu cực, xúc phạm đến người khác…

Để rèn được các kỹ năng này, cha mẹ (và cả giáo viên) nên chú ý làm gương, đồng thời quan sát cách trẻ giao tiếp để phát huy cái hay và khắc phục mặt hạn chế. Phải kiên trì, liên tục và thường xuyên thì kỹ năng giao tiếp của trẻ mới tiến bộ!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo