icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

PR showbiz - Nghề “hại não”

Minh Khuê

Làm thế nào để sản phẩm giải trí thu hút người xem ngay từ đầu đó là công việc của người làm PR. “Trò bẩn” trong nghề PR đôi khi xuất phát từ áp lực của nghề này

Thị trường phim, gameshow truyền hình ngày càng phát triển, nghề PR (public relations: Quan hệ công chúng) cho các lĩnh vực kinh doanh giải trí (showbiz) cũng phát triển theo. Những người làm công việc PR có vai trò quan trọng góp phần cho sự thành bại trong việc thu hút lượng khán giả đến rạp chiếu phim, chương trình ca nhạc hay chỉ số người theo dõi phim và các chương trình giải trí trên sóng truyền hình... Nghề nào cũng có hai mặt, và nghề PR cũng thế.

Đủ mọi áp lực

PR của showbiz là nghề được nhiều bạn trẻ quan tâm bởi họ nghĩ sẽ rất thú vị nếu được làm việc trong môi trường giải trí, tiếp cận người nổi tiếng. Nhưng như bao nghề khác, công việc PR đòi hỏi sự sáng tạo, kiên trì, nhanh nhạy, nắm bắt kịp thời thị hiếu của công chúng và giỏi chịu đựng áp lực.

Thiên Ý, nhân viên PR của Công ty TKL, cho biết cô đến với nghề như một cái duyên mà xuất phát từ sở thích các bộ môn giải trí. Tốt nghiệp chuyên ngành ngữ văn Anh tại Trường Đại học KHXH&NV TP HCM, Thiên Ý học thêm các khóa marketing, truyền thông và tham gia viết báo, sự năng động, tiếp xúc với môi trường công việc truyền thông sớm là hành trang giúp Thiên Ý làm tốt nghề PR.

Chuyên về quảng bá cho phim truyền hình của Hãng phim M&T Pictures, chu trình công việc của Thiên Ý thường bắt đầu từ lúc phim chuẩn bị bấm máy cho đến giai đoạn quay và lúc ra mắt khán giả.

Theo Thiên Ý, với những hãng phim không có bộ phận làm tư liệu ảnh, thông tin cung cấp cho bộ phận PR thì nhân viên PR phải bám phim trường. Hằng ngày, họ thức dậy từ sớm, theo xe đoàn đến trường quay, thu thập thông tin, hình ảnh trong những ngày quay quan trọng, phỏng vấn diễn viên rồi soạn thông cáo báo chí cung cấp cho phóng viên các báo, đài. Nếu đoàn phim quay ngoại cảnh, họ cũng phải vất vả bám theo mới có được thông tin hậu trường đắt giá.

Quan hệ với giới truyền thông là công việc đầy áp lực của người làm PR Ảnh: Poly Media
Quan hệ với giới truyền thông là công việc đầy áp lực của người làm PR Ảnh: Poly Media

Sự thành công hoặc thất bại của một phim truyền hình thường nằm ở lượng rating (chỉ số người xem) nên trong quá trình phát sóng, người làm PR phải tìm cách quảng bá thêm cho phim. Đây cũng là một áp lực, bởi bộ phận PR phải nghĩ ra cách, kể cả những cách tiêu cực nhất. Làm PR cho các game show, chương trình giải trí truyền hình cũng vậy, phải bám trường quay để có được hình ảnh, video clip, cung cấp thông tin hậu trường đủ sức câu view cho báo mạng. Những chương trình có live show truyền hình trực tiếp, thường kết thúc rất muộn, đội ngũ PR vẫn phải làm việc đến 2-3 giờ sáng để cung cấp thông tin nhanh nhất cho báo chí.

Với điện ảnh, người làm PR phải cân bằng mối quan hệ với nhà sản xuất và báo chí, sự bận rộn khiến người làm nghề này không còn thời gian dành cho bản thân. “Công việc đòi hỏi chúng tôi vừa phải đầu tư rất nhiều chất xám vừa phải điều tiết những mối quan hệ với giới truyền thông, nhà sản xuất, nhà phát hành. Nhiều lúc căng thẳng nhưng cố gắng giữ vững tinh thần, chỉ cần lỡ lời, sa bút là hậu quả khó lường. Làm nghề này, chúng tôi phải chấp nhận cuộc sống riêng tư không trọn vẹn, bởi thời gian dành đi giao tiếp quá nhiều” - Ngọc Yến, PR của Poly Media, tâm sự.

Huệ Chi, làm phát hành và truyền thông cho phim của Công ty BHD, bình luận nghề này ai vào rồi thường cố làm việc, quên hết chuyện hẹn hò hay dành thời gian cho riêng mình. Công việc cứ 24/7 như vậy nên dễ dẫn đến tình trạng độc thân cho những bạn còn trẻ.

Cần người có tâm

Nhiều người trong giới khẳng định theo nghề PR showbiz không dễ, phải có đam mê và điều quan trọng nhất là có tâm. Một người làm PR có tâm không tốt sẽ dễ bị áp lực điều khiển, tìm cách tạo chú ý cho chương trình, phim, sự kiện mình phụ trách bằng “chiêu bẩn”, gài bẫy truyền thông và khán giả. Hẳn nhiên, những ai làm nghề kiểu này đều sớm bị đào thải. Đạo diễn trẻ Võ Thanh Hòa nhận định trước đây, một số phim không hay nhưng được PR tốt, chiêu trò tinh vi nên đánh lừa được khán giả. Bây giờ, khán giả xem không còn dễ bị lừa, nhất là khi mạng xã hội như Facebook nở rộ, phim hay dở thế nào là người xem báo tin cho nhau chứ chẳng tin vào những bài viết PR kiểu ấy nữa.

Huệ Chi nói: “Về cơ bản, chính bộ phim nói lên tất cả, do vậy, dù đội ngũ PR có cố tình làm chiêu trò và thành công với chiêu trò đó nhưng khi ra rạp, phim không được khán giả yêu thích thì cũng khó có thể thành công về mặt doanh thu”. Ngọc Yến cũng cho biết áp lực của công việc này còn ở chỗ khi một bộ phim ra rạp, nếu trong 3 ngày đầu công chiếu mà vắng khán giả, người ta sẽ đánh giá kết quả công việc PR của phim đó. Một chương trình truyền hình giải trí hay game show cũng vậy, sức hút khán giả ban đầu là trách nhiệm của PR, còn việc giữ và nâng lượng khán giả phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm.

Ngoài áp lực về tăng lượng người xem cho các sản phẩm, bộ phận PR sẽ còn đau đầu khi tham gia giải quyết những sự cố gây nên khủng hoảng truyền thông. “Công việc khó nhất của PR showbiz là xử lý khủng hoảng truyền thông. Những khủng hoảng này đôi khi đến từ nghệ sĩ, không phải chiêu trò của PR nhưng đội ngũ PR phải gánh chịu tai tiếng... phải đứng ra tìm cách giải quyết” - Ngọc Yến cho biết.

Công việc cực nhọc, nhiều áp lực, được xem là “hại não” nhưng thu nhập của nghề PR không cao nên phải yêu nghề lắm họ mới bám trụ được. Đây cũng là lĩnh vực mà nhiều người làm nghề liên tục thay đổi nơi làm việc vì không chịu nỗi áp lực từ công việc và yêu cầu của người quản lý.

Chơi dao hai lưỡi

Facebook phát triển, trở thành kênh quan trọng cho công việc PR. Những hình ảnh, thông tin, bình luận phim, chương trình giải trí trên Facebook có tác dụng lan tỏa lớn. Từ việc này, xuất hiện một số “hot Facebooker” (những người sở hữu tài khoản Facebook được nhiều người biết) được nhà sản xuất chương trình, phát hành phim mời đến các buổi ra mắt để viết bình luận trên Facebook của mình. Đôi lúc, họ gây ra những tranh cãi vì quan điểm trái chiều trong cùng một phim, sự kiện. PR theo dạng này cũng tạo được độ lan tỏa nhanh, đặc biệt nếu người đó được công chúng chú ý nhiều trên mạng. Tuy nhiên, cách này là chơi dao hai lưỡi, các đối thủ cạnh tranh sử dụng đội ngũ này để triệt hạ đối phương của mình!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo