xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bom gas trong khu dân cư: Quản lý lỏng lẻo

NGUYỄN HẢI

Theo ước tính của các hãng gas lớn, trên thị trường hiện nay đang có khoảng 30% lượng gas lậu. Vì sao lại có tình trạng này?

Giới chuyên môn cho rằng các vụ sang chiết, kinh doanh gas lậu, gas dỏm bị phát hiện trước nay chỉ mới là bề nổi. Thực tế việc sản xuất, kinh doanh gas lậu đang rất nghiêm trọng. Tình trạng công khai sang chiết nhỏ tại các cửa hàng gas hoặc trong các khu dân cư không chỉ diễn ra ở TP lớn như TPHCM mà còn diễn ra ở nhiều địa phương.

Kiểm đâu “dính” đó

Bà Lê Thị Anh Mẫn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gas Việt Nam, cho biết nhiều địa phương cấp phép cho các trạm sang chiết gas tràn lan nhưng lại không kiểm soát khiến nạn sang chiết trái phép đang mọc lên như nấm sau mưa, nhất là tại Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh...

img

Đường dây buôn bán gas lậu quy mô lớn vừa bị Công an tỉnh Đồng Nai phát hiện ngày 4-5. Ảnh: Xuân Hoàng

Một số vụ bị phát hiện nhưng do xử lý không nghiêm hoặc quá nhẹ nên không đủ sức răn đe. Chẳng hạn, vụ trạm chiết H.L (Long An) bị cơ quan chức năng kiểm tra, lập biên bản niêm phong hiện trường với tang vật gần cả ngàn bình gas do sang chiết trái phép vào ngày 15-12-2011 nhưng đến đầu tháng 1-2012, trạm chiết gas này tiếp tục hoạt động trái phép cho dù cơ quan chức năng chưa tháo gỡ niêm phong.

Theo một cán bộ Chi cục QLTT TPHCM, cách nay vài tháng, cơ quan này đã phát hiện một cơ sở thuê mặt bằng trên địa bàn huyện Hóc Môn - TPHCM để sang chiết gas trái phép. Tang vật gồm 4 xe tải, 205 bình gas thành phẩm, 444 vỏ bình và một lượng lớn niêm màng co, tem chống giả, nút nhựa giả mạo của nhiều nhãn hiệu gas lớn (tại đây còn chứa 12,72 tấn gas, một bồn chứa loại 47.000 lít…). Do tính chất vụ việc nghiêm trọng nên được chuyển giao cho cơ quan điều tra.

Tại TPHCM, từ đầu năm đến nay, QLTT kiểm tra hơn 100 cửa hàng, đại lý gas thì hầu hết các điểm này đều vi phạm, như không có giấy phép đủ điều kiện kinh doanh, không có giấy chứng nhận PCCC, không có hóa đơn chứng từ… Những vi phạm này chỉ bị phạt hành chính vài triệu đồng hoặc nhắc nhở nên sau đó họ vẫn tiếp tục vi phạm.

Lãnh đạo Chi cục QLTT Đồng Nai, Bình Dương cũng như TPHCM thừa nhận nạn sang chiết, kinh doanh gas trái phép diễn ra khắp nơi, kiểm đâu “dính” đó, trong khi lực lượng còn phải kiểm soát nhiều lĩnh vực khác nên không thể nào quán xuyến nổi.

Khó lập lại trật tự

Trước thực trạng phức tạp đó, các doanh nghiệp kinh doanh gas đã kiến nghị các cơ quan quản lý sớm ban hành nghị định về quản lý, kinh doanh khí hóa lỏng. Kết quả là sau nhiều lần sửa đổi, Nghị định 107 đã được ban hành (có hiệu lực từ ngày 15-1-2010). Tuy nhiên, sau đó tình trạng sang chiết, kinh doanh gas trái phép vẫn không giảm mà còn bùng phát khắp nơi khi giá gas thế giới tăng cao.
Nguyên nhân, theo bà Lê Thị Anh Mẫn, do mãi đến cuối năm 2011 mới có quy định xử phạt vi phạm hành chính về kinh doanh khí hóa lỏng (có hiệu lực từ ngày 1-1-2012). Thế nhưng, mức xử phạt quá nhẹ (chỉ từ 5 đến 50 triệu đồng cho một hành vi vi phạm), trong khi lợi nhuận từ việc kinh doanh gas lậu thường rất lớn nên không đủ sức răn đe.
Về việc quản lý bán lẻ mặt hàng gas, từ nhiều năm nay, TPHCM đã có kế hoạch sắp xếp lại nhưng đến nay, ngoài việc tạm ngưng cấp giấy phép kinh doanh gas trên địa bàn (áp dụng từ năm 2005), kế hoạch này vẫn còn dang dở. Ông Tôn Quang Trí, Phó Giám đốc Sở Công Thương TPHCM, thừa nhận: “Hiện vẫn còn vướng nhiều vấn đề như các cửa hàng có được phép tồn tại trong khu dân cư hay không (nếu bố trí nơi khác thì lấy đâu ra mặt bằng; địa điểm phải cách khu dân cư như thế nào là hợp lý); có cần thiết buộc các đơn vị kinh doanh gas phải đầu tư mạng lưới cửa hàng hay không…?”.
Cũng theo ông Trí, ngày 7-5, Sở Công Thương đã ký hợp đồng với Trung tâm Hóa dầu - Trường Đại học Bách khoa TPHCM để trung tâm này tiến hành điều tra, khảo sát thực tế trong thời gian 6 tháng, sau đó sẽ tổ chức lấy ý kiến, đánh giá thực trạng mới có cơ sở tiếp theo để hoàn chỉnh quy hoạch trình TP phê duyệt... 

Trong khi các cơ quan chức năng loay hoay tìm biện pháp quản lý thì thị trường gas tại TPHCM  do không được cấp giấy phép kinh doanh mới nên tình trạng mua bán sang nhượng giấy phép cũ đang diễn ra tràn lan. Giấy phép cũ được nhiều người tìm mua với giá từ 60 triệu đồng đến hơn 100 triệu đồng. Những giấy phép mua đi bán lại này cơ quan chức năng không thể nào kiểm soát được.

Hàng triệu vỏ bình gas trôi nổi

Ông Nguyễn Sĩ Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Gas Việt Nam, cho biết hiện cả nước có khoảng 80 doanh nghiệp kinh doanh gas với số lượng vỏ bình lên đến 15 triệu. Tuy nhiên, số bình đang bị các cơ sở sang chiết lậu chiếm dụng lên đến 30%, tức khoảng 4,5 triệu vỏ bình. Số bình gas bị chiếm dụng này thường được sử dụng kéo dài từ năm này sang năm khác, không được cơ quan chức năng kiểm tra chất lượng. Trong khi nguồn gas lậu kém chất lượng, có nhiều tạp chất rất dễ dẫn đến tình trạng ăn mòn vỏ bình, gây biến dạng cao su đầu van… rất dễ gây nguy hiểm cháy nổ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo