- Phóng viên: Hiện nay, cúm A/H1N1 đã lây lan trong cộng đồng. Vậy mức độ nguy hiểm của cúm A/H1N1 như thế nào, thưa bác sĩ?
- TS - bác sĩ Trần Tịnh Hiền: Hiện nay, người ta chưa biết hết mức độ nguy hiểm của cúm A/H1N1. Tại
(A/H5N1) thì tỉ lệ tử vong của cúm gia cầm cao hơn (tỉ lệ tử vong khi nhiễm cúm gia cầm trên 50%).
- Người nhiễm cúm A/H1N1 có triệu chứng gì?
- Triệu chứng nhiễm cúm A/H1N1 bao gồm: sốt, đau cổ họng, hắt hơi, sổ mũi, đau nhức cơ. Khoảng gần 50% bệnh nhân còn có đau bụng, buồn nôn hay tiêu chảy. Cúm A/H1N1 gây bệnh cảnh nặng hơn như viêm phổi khiến bệnh nhân ho nhiều, thở nhanh, khó thở, chụp X-quang cho thấy có tổn thương phổi. Một số bệnh nhân có triệu chứng của suy hô hấp cấp (ARDS), phù phổi và tử vong. Các triệu chứng hô hấp báo động bệnh trở nên nặng là thở nhanh (người lớn trên 30 lần/phút), có cảm giác hụt hơi, chóng mặt đột ngột, ngợp thở, tím môi...
- Cúm A/H1N1 lây lan như thế nào?
- Sự lây lan của cúm A/H1N1 là từ người này sang người khác do ho hay hắt hơi. Khi một người nhiễm cúm A/H1N1 thì khoảng 7 ngày sau sẽ có triệu chứng. Một ngày trước khi có biểu hiện bệnh thì người bị nhiễm đã phát tán virus ra xung quanh cho đến 7 ngày sau đó. Trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ, có thời gian phát tán virus lâu hơn. Cúm A/H1N1 có thể tồn tại từ 2-8 giờ sau khi bám vào các bề mặt.
- Khi nghi ngờ nhiễm cúm A/H1N1 thì người dân cần làm gì?
- Khi nghi ngờ bị nhiễm cúm A/H1N1, người dân nên ở nhà và tránh tiếp xúc với người khác ngoại trừ đi khám bệnh. Nếu nghi ngờ, bác sĩ sẽ cho thực hiện xét nghiệm phát hiện cúm A/H1N1. Hiện nay để xét nghiệm, bệnh nhân sẽ được làm phết mũi họng, các bệnh phẩm lấy được sẽ chuyển đến các phòng xét nghiệm của các bệnh viện có khả năng thực hiện kỹ thuật PCR để tìm ra virus cúm A/H1N1.
- Việc điều trị cúm A/H1N1 như thế nào?
- Hiện nay, có hai loại thuốc dùng để điều trị virus cúm A nói chung là Oseltamivir (Tamiflu) và Zanamivir (Relenza). Thuốc Tamiflu là thuốc uống, còn Relenza là thuốc hít. Để có hiệu quả, cần điều trị sớm trong vòng 24 giờ sau khi có triệu chứng.
- Làm thế nào để phòng ngừa cúm A/H1N1?
- Hiện chưa có vắc-xin phòng ngừa lây nhiễm cúm A/H1N1. Tuy nhiên, chúng ta có thể thực hiện một số biện pháp hạn chế lây lan như sau: Khi ho cần lấy tay che miệng bằng khăn giấy... sau đó bỏ vào sọt rác và rửa tay. Có thể ho vào tay áo nếu không có khăn giấy. Rửa tay với xà phòng thường xuyên, nhất là sau khi ho hay hắt hơi. Không đưa tay chạm vào mắt-mũi-miệng vì virus lan truyền theo đường này. Tránh tiếp xúc với người bệnh. Khi bị sốt nên tránh tiếp xúc với mọi người.
Bình luận (0)