Không đeo kính màu cũng chẳng có gậy dẫn đường nhưng nhìn nghệ sĩ Narimichi Kawabata lần từng bước chân chậm chạp trên sân khấu Nhạc viện TPHCM tối 14-7 trong đêm diễn Sound of culture, khán giả dễ dàng nhận ra khuyết tật thị lực của anh.
Và rồi chẳng còn ai để tâm đến dáng vẻ bên ngoài của anh khi cây đàn violin trên vai Kawabata bắt đầu lên tiếng. Khán giả nhà hát lặng đi trước những giai điệu mà anh mang đến. “Thật tuyệt vời” là lời duy nhất mà tất cả khán giả có mặt đều thốt lên khi được đắm mình trong một không gian âm nhạc được tạo bởi ngón đàn tuyệt diệu của Kawabata.
Ảnh: TARUMI
Trí nhớ, đôi tai bù đôi mắt
Trò chuyện với anh sau đêm diễn, dễ nhận ra bản tính khá trầm lặng, ít nói của anh, đặc biệt là nói về bản thân mình. Nhưng khi nói về âm nhạc, về violin, Narimichi Kawabata gần như trở thành một con người khác. Anh nói say sưa về cây đàn, về những bản nhạc, những giai điệu. Anh nói: “Âm nhạc luôn mang đến cho tôi những cảm xúc đặc biệt khó tả. Dù tôi đang buồn, tâm trạng bất an nhưng khi cầm đàn violin lên, mọi muộn phiền lại tan biến. Âm nhạc, violin là cuộc sống, hơi thở của tôi”.
Với anh, khi con người ta mất đi một khả năng này thì được trời ban cho một khả năng khác: “Tôi khiếm thị nhưng bù lại tôi có đôi tai cực nhạy với âm nhạc và một trí nhớ rất tốt”.
Khi phải tập một bản nhạc mới, anh nhờ đồng nghiệp, bạn bè hay thầy cô chơi cho anh nghe trước. Trí nhớ giúp anh không mất nhiều thời gian để thuộc từng nốt nhạc.
Đôi tai nhạy bén với âm nhạc giúp anh nắm bắt quy luật của bản nhạc một cách nhanh chóng. Rồi bằng sự sáng tạo, anh thể hiện lại bản nhạc mang đậm dấu ấn của riêng anh.
Dù sống lạc quan, Narimichi Kawabata vẫn có những nỗi niềm, xúc cảm khi đối diện với hoàn cảnh, số phận của mình. Anh từng ao ước: “Giá mà tôi có đôi mắt thì có lẽ chơi đàn tốt hơn. Hiện tôi chỉ chơi nhạc theo cảm nhận và cảm xúc của riêng mình. Nhưng nếu có đôi mắt, tôi có thể quan sát xung quanh để nhận biết và hòa nhập vào không gian âm nhạc chung, giữa người chơi và người nghe”.
Vượt qua số phận nghiệt ngã
Thật ra, Narimichi Kawabata không phải bị khiếm thị bẩm sinh. Anh kể, năm 1980, vừa tròn 8 tuổi, anh được ông bà nội đưa sang Mỹ chơi. “Tôi còn nhớ, lúc đó, tôi vui lắm vì tôi biết mình sẽ được đi chơi ở
“Đã có lúc, mọi người tưởng tôi không thể qua khỏi vì bác sĩ chẩn đoán chỉ còn 5% cơ hội sống” - anh nói. Nằm viện suốt 3 tháng trời, với sự chăm sóc tận tình của các y-bác sĩ, đặc biệt là bác sĩ Haruko Suzuki (một nữ bác sĩ người Nhật làm việc tại Bệnh viện Los Angeles), Narimichi Kawabata đã giành lại được sự sống. Nhưng không may, di chứng của căn bệnh quái ác này đã tàn phá thị lực của anh. Anh không còn khả năng nhìn thấy gì ngoài bóng tối bao trùm.
“Mọi vật xung quanh tôi chỉ còn là một đốm trắng sáng không rõ hình hài, màu sắc. Tôi còn nhớ, giường bệnh tôi nằm nhìn ra ngoài cửa sổ có 3 cây đoan rất lớn. Mỗi ngày tôi đều nhìn qua cửa sổ, cố nhìn thật rõ từng nhánh cây đoan nhưng vô vọng. Tôi thấy suy sụp, mọi thứ dường như trở nên quá xa vời dù chúng đang ở rất gần tôi. Tôi tức giận, đóng cửa sổ và không thèm đoái hoài đến mọi thứ xung quanh mình nữa. Nhưng rồi tôi hiểu mọi việc với tôi không phải là kết thúc mà chỉ bắt đầu một cuộc sống mới. Một cuộc sống chỉ thiếu ánh sáng nhưng còn đầy đủ mọi thứ. Chỉ cần mình cố gắng. Và tôi bắt đầu sống mà không cần đến ánh sáng” - anh nói.
Thắp sáng tâm hồn bằng âm nhạc
Bắt đầu cho hành trình mới của anh chính là âm nhạc. Năm 13 tuổi, anh có được cơ hội chơi nhạc cho Isaac Stern (một nghệ sĩ violin nổi danh thế giới người Mỹ gốc
Anh bảo: “Khi chọn và chìm đắm trong thế giới nghệ thuật, tôi cũng ao ước mình là nghệ sĩ có những dấu ấn riêng đối với khán giả yêu nhạc. Tôi luôn làm việc với một mục tiêu duy nhất là mỗi ngày luôn bước về phía trước. Nhưng hơn bao giờ hết, tôi luôn muốn mình là chính mình”. Điều đó lý giải vì sao Narimichi Kawabata không chỉ nổi danh ở đất nước Nhật mà còn được biết đến ở nhiều quốc gia trên thế giới, như: Anh, Mỹ, Pháp,... Anh còn là một thành viên không thể thiếu của nhiều dàn nhạc giao hưởng nổi tiếng, như dàn nhạc giao hưởng
Đến thời điểm này, con đường anh bước đi đang rộng mở và ngập tràn hạnh phúc. “Nếu trước đây, tôi ghét cây đoan thì giờ tôi tìm được cảm giác thú vị khi được đi dạo dọc theo hàng cây. Và điều thú vị hơn, lúc này, đi bên cạnh tôi luôn có người bạn đời mà tôi tin tưởng, cô ấy luôn hiểu tôi” - anh mỉm cười mãn nguyện.
Nghệ sĩ Narimichi Kawabata cùng dàn nhạc giao hưởng Nhật Bản Tokyo New City đang có chuyến lưu diễn tại VN mang tên Sound of culture (ngày 14-7 tại Nhạc viện TPHCM và ngày 17-7 tại Huế). |
Bình luận (0)