xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kịch truyền hình không hấp dẫn, vì sao?

Bài và ảnh: Thanh Hiệp

SÂN KHẤU.- Từ nay đến tháng 12-2002, các chương trình kém chất lượng trên HTV sẽ nhường chỗ cho những chương trình mới, độc đáo

Cách đây ba năm, nếu có một vở kịch truyền hình được phát sóng thì lập tức ngày hôm sau dư luận người xem bàn tán xôn xao về một diễn viên trẻ hoặc một vai kịch thú vị, gây ấn tượng mạnh trong công chúng. Còn hiện nay, ngay những phút đầu xem một vở kịch truyền hình, nhiều khán giả đã bật sang kênh khác với thái độ không mặn mà.

Khán giả nói gì?

Ngoài kịch bản yếu, diễn xuất của diễn viên ngày càng... nhạt nhẽo. Chị Nguyễn Thị Mai Khanh, công nhân Nhà máy dầu Tường An, nhận xét: “Tôi đã xem vở Chuyện không ngờ ở Sân khấu Kịch Sài Gòn, phải nói hiệu ứng ở rạp rất tốt, nhưng khi lên truyền hình, cũng từng ấy diễn viên mà sao họ diễn như trả bài. Không thể cười và thất vọng vô cùng”. Bác Trần Văn Minh, cán bộ hưu trí quận Tân Bình- nói: “Chùm kịch Trong nhà ngoài phố dài 3 tập mang tên Người đa đoan, hoặc vở Lửa thử vàng được HTV phát đi, phát lại nhiều lần, diễn viên cứ cù nhây, cù nhừa những ngôn ngữ tấu hài, vô duyên”...

Người trong cuộc trăn trở

Đạo diễn Thế Ngữ than: “Diễn viên đến với kịch truyền hình là để “giữ tên”. Họ không còn thích thú sáng tạo, cứ ăn mòn những miếng hài cũ, kiểu diễn cũ, rồi phó mặc cho đạo diễn hình. Điều họ quan tâm là... lên hình có đẹp không”! Nghệ sĩ Tú Trinh nói: “Nhiều gương mặt trẻ chẳng biết học trường lớp nào, bỗng nhiên nhảy ra làm diễn viên. Họ phát âm ngọng nghịu, không hiểu gì về tâm lý nhân vật, báo hại diễn viên chuyên nghiệp phải mất thời gian chờ”.

 Nghệ sĩ Hữu Châu trăn trở: “Xem kịch truyền hình nhiều khi thấy buồn vì làm diễn viên sao mà dễ quá, ai làm cũng được”. Cùng với nỗi buồn đó, nhiều nghệ sĩ tên tuổi như Hồng Nga, Ngọc Giàu, Kim Cương... rất ít khi nhận sô kịch truyền hình.

Cần có sự đổi mới

Nhạc sĩ Kiều Tấn, Trưởng Phòng Sân khấu HTV, nói: “Từ nay đến cuối năm 2002, chúng tôi sẽ nỗ lực cải tiến một số chương trình. Sau 20 năm thực hiện, kịch Trong nhà ngoài phố sẽ tạm biệt khán giả, thay bằng chương trình Chuyện bốn mùa. Chương trình Chuyện đời thường cũng sẽ ngưng vì đã mòn đề tài. Chương trình Vầng trăng cổ nhạc sẽ được cải tiến, bắt đầu từ tháng 12-2002 sẽ tổ chức tại Bình Chánh. Chương trình Những cánh chim không mỏi sẽ đầu tư quy mô hơn cho khâu kịch bản, đẩy mạnh giao lưu. Riêng chương trình Dưới ánh đèn sân khấu sẽ đầu tư nhiều vở mới. Ngoài ra, sẽ có thêm nhiều chương trình mới như: Sân khấu học đường, Ngưỡng cửa, Kịch về Những tâm hồn cao thượng và đẩy mạnh sân khấu chuyên đề, đờn ca tài tử....để xứng đáng với tình cảm mà công chúng dành cho sân khấu HTV trong thời gian qua”.

Điều mong đợi của khán giả là HTV phải dứt khoát thay đổi ngay từ sàn tập cách dựng kịch truyền hình, đồng thời kêu gọi ý thức trách nhiệm của diễn viên. Có như thế mới mong nhận được sự hưởng ứng của người xem, góp phần tạo nên hiệu ứng xã hội tốt đẹp đối với sân khấu truyền hình.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo