xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

5 di tích lịch sử, văn hóa, nghệ thuật tiêu biểu

Lệ Trinh

(NLĐO) - Bên cạnh những công trình kiến trúc phương Tây độc đáo, TP HCM còn có những công trình đã gắn chặt với lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc, thể hiện sự đoàn kết một lòng của toàn quân, toàn dân Việt Nam như khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi, di tích lịch sử đặc biệt cấp quốc gia Dinh Độc Lập, Căn cứ Rừng Sác - Cần Giờ. Bên cạnh đó, những công trình văn hóa tiêu biểu như Miếu Thiên Hậu, Điện Ngọc Hoàng cũng không kém phần hấp dẫn du khách. 5 địa danh kể trên đã được vinh danh tốp “5 di tích lịch sử, văn hóa, nghệ thuật tiêu biểu” trong chương trình “TP HCM - 100 điều thú vị”

img

Địa đạo Củ Chi (ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, Huyện Củ Chi) được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia, quê hương của “ chiến tranh địa đạo”. Địa đạo có hệ thống đường hầm bí mật dài khoảng 200 km nằm trong lòng đất bao gồm bệnh xá, phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc… Địa đạo Củ Chi đã đi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của nhân dân Việt Nam như một huyền thoại của thế kỷ 20 và được phong tặng danh hiệu “đất thép thành đồng”.

Dinh Độc Lập (135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.1) là một chứng tích lịch sử quan trọng, từng chứng kiến cuộc chuyển giao quyền lực giữa chính quyền Sài Gòn và chính quyền cách mạng. Dinh Độc Lập mở cửa đón khách du lịch từ năm 1990 và hiện nay, mỗi ngày có hàng nghìn lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan. Với ý nghĩa lịch sử, chính trị, xã hội sâu sắc, năm 2009, Dinh Độc Lập được xếp hạng là một trong 10 di tích quốc gia đặc biệt.

Căn cứ Rừng Sác - Cần Giờ (ấp Long Thạnh, xã Long Hòa, huyện Cần Giờ) đã ghi nhiều dấu ấn lịch sử trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Chiến khu Rừng Sác đã trở thành một điểm tham quan hấp dẫn có giá trị lịch sử và giáo dục về truyền thống chiến đấu anh dũng của quân dân Nam bộ. Năm 2000, Rừng Sác được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới bởi không gian trong lành, yên tĩnh, thanh bình cùng những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn, thảm thực vật đa dạng.

Chùa Ngọc Hoàng hay còn gọi là Điện Ngọc Hoàng (73 Mai Thị Lựu, P.Đa Kao, Q.1) được xây dựng từ năm 1892 theo lối kiến trúc đền chùa Trung Hoa. Trong chùa có nhiều tác phẩm nghệ thuật: tranh thờ, tượng thờ, bao lam, liễn đối, hương án… bằng các chất liệu như gỗ, gốm, giấy bồi. Điện Ngọc Hoàng được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1994. Lễ hội Vía Ngọc Hoàng diễn ra ngày 9 tháng giêng âm lịch hằng năm.

Miếu Thiên Hậu (710 Nguyễn Trãi, Q.5) là ngôi miếu thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu của cộng đồng người Hoa. Qua nhiều lần trùng tu, miếu vẫn giữ được phong cách của chùa Hoa từ đường nét, nghệ thuật kiến trúc, cấu tạo mặt bằng đến vật liệu xây dựng. Miếu Bà có vị trí quan trọng trong đời sống tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Hoa trong quá trình định cư ở Sài Gòn - Chợ Lớn. Năm 1993, Miếu được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo