Theo Sunday Times ngày 14-9, lời kêu gọi trên đến từ 5 cựu Bộ trưởng Quốc phòng Anh gồm Grant Shapps, Ben Wallace, Gavin Williamson, Penny Mordaunt và Liam Fox, cũng như từ cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson.
Họ cảnh báo Thủ tướng Starmer rằng đến thời điểm hiện tại, mọi sự chậm trễ đều có thể khiến Nga tấn công Ukraine mạnh mẽ hơn.
Thủ tướng Starmer ngày 13-9 gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Washington, nơi hai nhà lãnh đạo thảo luận về việc liệu có nên cho phép Kiev sử dụng tên lửa tầm xa để chống lại các mục tiêu ở Nga hay không. Sau cuộc họp này, không có thông báo nào được đưa ra.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy không giấu được nỗi thất vọng, khi khẳng định "rất khó khi phải liên tục nghe" đồng minh phương Tây nói rằng họ đang cân nhắc quyết định dỡ bỏ giới hạn đối với tên lửa tầm xa.
Một số quan chức Mỹ cho rằng việc cho phép Kiev sử dụng tên lửa tầm xa cũng không đem lại khác biệt đáng kể trong xung đột Nga-Ukraine.
Tổng thống Vladimir Putin từng cảnh báo phương Tây sẽ đối đầu trực tiếp với Moscow nếu họ cho phép Ukraine tấn công các mục tiêu Nga bằng tên lửa tầm xa do phương Tây sản xuất.
Về phần mình, Thủ tướng Đức Olaf Scholz mới đây tuyên bố ông sẽ không cho phép Ukraine sử dụng vũ khí do Đức sản xuất để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
"Tôi không chấp nhận điều đó" - Thủ tướng Scholz khẳng định trước một đám đông ở TP Prenzlau - Đức.
Ông đồng thời nhắc lại lời từ chối viện trợ tên lửa tầm xa Taurus cho Kiev, cảnh báo rằng động thái này có thể khiến xung đột Nga-Ukraine leo thang vượt kiểm soát, theo TASS.
"Đó là lý do tôi giữ vững lập trường, kể cả khi những nước khác hành động ngược lại" - Thủ tướng Scholz nhấn mạnh.
Bình luận (0)