Chú ý các mốc phát triển ngôn ngữ
Đưa con đi khám, chị mới vỡ lẽ chính việc ít được tiếp xúc, truyện trò với cha mẹ mà chỉ ngồi cả ngày trước tivi đã khiến bé V. chậm nói.
Dành nhiều thời gian trò chuyện, chơi với con
BS Trụ cho biết: “Yếu tố môi trường văn hóa - xã hội đặc biệt quan trọng, nếu tương tác ở môi trường này thấp hoặc không có tương tác (trẻ thiếu sự chăm sóc, gần gũi, trò chuyện của cha mẹ), ngôn ngữ của trẻ sẽ bị nghèo nàn và đương nhiên quá trình phát triển ngôn ngữ cũng bị ảnh hưởng xấu. Ngoài ra, về mặt tinh thần, cảm xúc, những đứa trẻ không được đối xử tốt, bị bạo hành sẽ có khuynh hướng thụt lùi trong duy trì, bày tỏ cảm xúc với cha mẹ, người thân, từ đó bị thụt lùi trong phát triển ngôn ngữ”.
BS Phạm Ngọc Thanh, cố vấn Khoa Tâm lý BV Nhi Đồng 1, lưu ý: Ngoài trường hợp chậm nói do thiếu sự kích thích nêu trên, trẻ cũng có thể chậm nói do chậm phát triển tâm thần hay bệnh tự kỷ. Khi phát hiện trẻ có sự phát triển ngôn ngữ chậm hơn các bạn cùng lứa tuổi, cha mẹ nên sớm đưa con đến các đơn vị chuyên môn tâm lý – tâm thần để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó có hướng điều trị sớm.
BS Thanh khuyến cáo: Cha mẹ không nên để trẻ ngồi xem tivi, băng đĩa quá nhiều, đối với trẻ dưới 2 tuổi thậm chí không nên xem tivi. Truyền hình là môi trường náo nhiệt nhưng không đối thoại, có thể khiến trẻ thích thú nhưng không giúp cho sự giao tiếp thực sự. Để hỗ trợ quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ, cha mẹ nên dành nhiều thời gian hơn để trò chuyện cùng con, chơi cùng con, tạo điều kiện cho trẻ giao tiếp với môi trường bên ngoài.
Chú ý những biểu hiện không bình thường Theo BS Phạm Ngọc Thanh, nên lưu ý khi sự phát triển ngôn ngữ của trẻ không bình thường, ngưng đột ngột hay thoái lui. Những biểu hiện của hiện tượng này là: Bé không phản ứng với tiếng động và không bập bẹ, tìm cách giao tiếp với người lớn khi dưới 6 tháng tuổi; chưa thể gọi “ba, mẹ” hay phản ứng khi được gọi tên lúc 12 tháng; vốn từ quá ít và chưa phối hợp được 2 từ trở lên thành câu nhỏ lúc 2 tuổi; khi 3-4 tuổi, ngôn ngữ vẫn khó hiểu, không đặt câu, không dùng số nhiều, sử dụng ít động từ và không sử dụng mạo từ, giới từ, tính từ, vẫn dùng ngôn ngữ khó hiểu, làm câu ngắn và sai văn phạm, gặp khó khăn khi kể lại những câu chuyện đơn giản… “Hiện nay, khoảng 50% trẻ em được đưa đến điều trị tâm lý tại khoa là do chậm nói” - bà cho biết. |
Bình luận (0)