- BS Đào Xuân Dũng (Chuyên khoa II, Sản phụ khoa): Nổi mẩn đỏ sau khi uống bia cũng là biểu hiện của dị ứng thực phẩm. Loại dị ứng này có thể chỉ gây khó chịu nhưng cũng có khi rất đáng sợ, đe doạ sinh mạng.
Thường xảy ra trong vòng 1 giờ sau khi ăn; những dấu hiệu và triệu chứng thường gập nhất của dị ứng đích thực là: nổi mày đay, ngứa hoặc lở loét ở da. Sưng môi, mặt, lưỡi, họng và nhiều vị trí khác của cơ thể. Thở khò khè, xung huyết mũi hoặc rối loạn hô hấp. Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn. Chóng mặt, choáng váng hay ngất.
Trường hợp nặng, những phản ứng nói trên còn nghiêm trọng hơn, giống như choáng phản vệ: co thắt đường hô hấp, gồm cả phù nề họng gây rối loạn hô hấp, choáng, tụt huyết áp, mạch nhanh, choáng váng hay mất ý thức.
Dị ứng thực phầm đích thực bao giờ cũng là đáp ứng của hệ miễn dịch với thành phần của một loại thực phẩm cụ thể. Hệ miễn dịch bài tiết ra kháng thể IgE để chống lại thành phần đó dù chỉ có rất ít trong thực phẩm, và thành phần này làm tiết ra chất histamine và nhiều chất khác để gây ra những dấu hiệu và triệu chứng đe doạ sinh mạng. Chất histamine góp phần gây ra phần lớn các dấu hiệu dị ứng như chảy nước mũi, ngứa mắt, khô miệng, ban đỏ và nổi mày đay, tiêu chảy, khó thở và thậm chí choáng phản vệ.
Đại đa số trường hợp dị ứng thực phẩm là do protein của sữa bò, trứng, lạ, cá...
Nổi mẩn rồi chuyển sang những mụn bọc là bệnh cảnh thường gập của dị ứng (ví dụ dị ứng với thuốc cũng gây phát ban dạng dát sẩn; dạng mày đay và phù Quinke; hồng ban sắc tố tái phát...
Đối với người mẫn cảm, dễ bị dị ứng khi tiếp xúc với chất lạ (kháng nguyên) có thể là thức ăn, đồ uống, bụi bậm, phấn hoa, lông chó, lông mèo, dược phẩm,… cơ thể sẽ sản sinh ra chất chống lại chất lạ đó (kháng thể). Cuộc chiến giữa kháng nguyên và kháng thể ở những người mẫn cảm rất mãnh liệt, dẫn đến rối loạn, làm cho các histamin, ở trạng thái tự do, được phóng thích ra nhiều, chẳng hạn như histamin tách khỏi hêparin, từ trong các hạt, nằm trong dưỡng bào, phóng thích ra bên ngoài. Histamin tự do khi được phóng thích, sẽ đến gắn vào các thụ thể của nó.
Histamin có 2 loại thụ thể: thụ thể H1 và thụ thể H2 (H chữ viết tắt của histamin).
Khi histamin tự do, gắn vào thụ thể H1 sẽ gây ra các hiện tượng dị ứng như:
Trên da: gây ngứa ngáy, nổi mẩn, mề đay, phù quincke,…
Trên hệ hô hấp: gây sổ mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi, khó thở.
Trên hệ tiêu hoá: gây nôn mửa, co thắt đường tiêu hoá, hen,…
Trên tim mạch: tụt huyết áp,…
Trên mắt: gây viêm kết mạc, đỏ mắt, ngứa mắt,…
Đặc biệt khi histamin tự do phóng thích ra quá nhiều, gắn vào thụ thể H1 có thể dẫn đến dị ứng rất nặng, gọi là sốc phản vệ, nếu không cấp cứu kịp thời, rất dễ tử vong. Còn khi histamin tự do, gắn vào thụ thể H2, nằm ở dạ dầy, sẽ làm dại dầy tiết nhiều axít, dễ gây viêm loét dạ dầy, tá tràng.
Nên đi khám để có chẩn đoán chính xác hơn về nguyên nhân và được điều trị. Nếu có biểu hiện dị ứng thì cần đi khám ngay. Nếu dị ứng thực phẩm chỉ là sự khó chịu thì dùng thuốc chống histamin để ngăn chặn sự bài tiết histamin của hệ miễn dịch. Bôi kem ngoài da cũng giúp giảm bớt phản ứng miễn dịch.
Phòng bệnh: cần biết loại thực phẩm nào gây dị ứng để tránh.
Bình luận (0)