Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 17,3 triệu người tử vong do mắc các bệnh về tim mạch. Ở nước ta, tình trạng bệnh nhân tử vong vì tim mạch cũng đang là vấn đề đáng lo ngại bởi số người mắc bệnh này ngày một tăng cao.
Tập dần thói quen ăn nhạt
Theo nghiên cứu của Viện Tim mạch Việt Nam, tỉ lệ người mắc bệnh tim mạch từ 25 tuổi trở lên hiện là 25,1%, tăng vọt so với 11,5% ở những năm 80 thế kỷ trước. Con số này có thể giảm mạnh nếu chúng ta khắc phục thói quen ăn mặn.
TS-BS Trần Thị Minh Hạnh, Trưởng Phòng Dinh dưỡng cộng đồng của Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, cho biết việc ăn lạt cũng cần phải tập dần dần, không nên tiến hành đột ngột, trừ các trường hợp mắc bệnh lý được chỉ định phải ăn lạt. Như vậy mới mong giảm lượng muối trong bữa ăn mà vẫn duy trì cảm giác ngon miệng. Ngoài ra, chúng ta nên tập hướng khẩu vị của mình đến các món ăn ít sử dụng muối như canh, luộc, kho lạt thay vì các món kho, ram mặn vốn sử dụng rất nhiều muối trong quá trình chế biến.
Để làm được điều này, các bà nội trợ cần linh động tìm hiểu và tự sáng tạo các công thức chế biến món mới lành mạnh, sử dụng ít muối để bảo vệ sức khỏe gia đình. Nếu có thể, bà nội trợ nên dành thời gian nấu ăn hằng ngày để giảm tần suất đi ăn hàng quán của các thành viên trong gia đình. Tại các quán ăn, đầu bếp thường dùng nhiều muối chế biến để làm vừa lòng khẩu vị thực khách, dù điều này không tốt cho sức khỏe.
Chọn thực phẩm thông minh
Sáng suốt trong việc chọn thực phẩm hằng ngày cũng là cách để chúng ta giảm muối hiệu quả. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các bà nội trợ nên dùng thực phẩm tươi sống, đặc biệt là các loại cá, hải sản, tránh dùng những thực phẩm đông lạnh đã ướp muối.
BS Hạnh cũng chia sẻ thêm rằng chúng ta cần hạn chế tối đa việc sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, vì những sản phẩm này thường chứa nhiều muối hơn so với thức ăn được chế biến tại nhà do nhu cầu bảo quản. Ví dụ như thành phần muối có trong 100 g xúc xích là 900 – 1.000 mg, trong 100 g thịt muối là 2.000 mg hay thịt xông khói là 1.000 – 1.600 mg. Trong trường hợp phải dùng những loại thực phẩm này, hãy là người tiêu dùng thông thái bằng cách xem thành phần nguyên liệu có trong sản phẩm để bảo đảm lượng muối đưa vào cơ thể không vượt quá giới hạn cho phép (tức 5-6 g muối/người/ngày, tương đương với một muỗng cà phê).
Chú ý thêm về nước chấm
Sở thích ăn mặn còn bắt nguồn từ thói quen dùng nước chấm trên bàn ăn. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng thay vì sử dụng các loại nước chấm đậm đặc thông thường, chúng ta nên dùng các loại nước chấm dinh dưỡng với hàm lượng muối thấp để có một trái tim khỏe mạnh.
Có thể thấy việc giảm mặn không quá khó khi chúng ta biết điều chỉnh lại khẩu vị, có chế độ dinh dưỡng khoa học và chọn loại nước chấm thích hợp. Làm được những điều này, chúng ta sẽ giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch mà không phải tốn nhiều công sức và chi phí.
Giảm muối nhưng vẫn ngon miệng Trên thị trường hiện nay có nước chấm Bếp Vàng, một sản phẩm mới của Công ty Acecook Việt Nam, với công thức “giảm muối, an toàn sức khỏe” cũng là một giải pháp mà các bà nội trợ có thể lựa chọn. Theo đó, hàm lượng muối trong nước chấm Bếp Vàng đã được điều giảm hợp lý chỉ còn từ 170-210 g/lít, giúp an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tim mạch. Do đó, khi sử dụng nước chấm Bếp Vàng, chúng ta sẽ giảm đáng kể lượng muối hấp thụ hằng ngày nhưng vẫn có cảm giác ngon miệng, giúp bảo đảm chất lượng bữa ăn. |
Bình luận (0)