Sáng 4-9, ông Lâm Du Long, Giám đốc Điện lực Chợ Lớn thuộc Công ty Điện lực TPHCM, đã có buổi làm việc với phóng viên Báo NLĐ về sự cố không cúp điện kịp thời, gây ra cái chết của cháu Cồ Quốc Duy, học sinh lớp 8A3 Trường THCS Lý Phong (Q.5-TPHCM).
Theo ông Long, lúc 20 giờ 16 phút ngày 31-8, Điện lực Chợ Lớn nhận được cuộc gọi đầu tiên của một phụ nữ tại ngã tư Trần Hưng Đạo – Nguyễn Biểu báo tin điện giật chết một người. Thời điểm này điện thoại viên và ca trưởng tổ vận hành đang ngồi tại phòng trực và có điện thoại cho toán công tác đang ở cầu Nguyễn Văn Cừ.
Bạn bè cùng lớp đau xót trước cái chết của bạn Duy. Ảnh: T.HỒNG
Đến 20 giờ 21 phút cùng ngày, khi chưa thấy Điện lực Chợ Lớn ngắt điện, đại úy Nguyễn Đức Thịnh (Công an phường 2, quận 5) đã phải gay gắt gọi vào số máy của Điện lực Chợ Lớn yêu cầu ngắt điện để cứu em Cồ Quốc Duy. Điện thoại viên trả lời Điện lực Chợ Lớn tiếp nhận thông tin.
Theo ông Long, sau khi nhận được tin báo của ca trưởng vận hành, toán công tác tại cầu Nguyễn Văn Cừ đã tới hiện trường. Đến 20 giờ 27 phút, toán này gọi điện về cơ quan yêu cầu cắt điện khẩn cấp và đến 20 giờ 30 phút thì Điện lực Chợ Lớn mới cắt điện! Điều này có nghĩa là sau 14 phút (từ 20 giờ 16 phút đến 20 giờ 30 phút) kể từ lúc nhận được tin báo của người dân, dòng điện trong khu vực mới được cắt.
Phóng viên đặt câu hỏi nếu bị điện giật, trong thời gian bao lâu dẫn đến tử vong và vì sao không ngắt điện ngay khi nhận tin báo đầu tiên? Ông Long trả lời: Theo nguyên tắc, chỉ cần dính vào dòng điện 50 V là tử vong trong tích tắc. Biên bản hiện trường đo dòng điện thử được tại trụ đèn CS86 là 240 V.
Ông Long biện minh việc không ngắt điện khẩn cấp vì 3 lý do: Thứ nhất, khu vực nơi xảy ra vụ chết người vì rò rỉ điện là khu vực giao liên có nhiều tuyến trung thế. Thứ hai, trên địa bàn quận 5 có nhiều bệnh viện lớn nên phải ưu tiên không cắt điện. Thứ ba, trước đây có nhiều cuộc gọi báo giả, khi nhân viên điện lực xuống hiện trường không thấy!
Tuy nhiên, cách trả lời này dường như chưa ổn, không thỏa đáng. Nếu Điện lực Chợ Lớn có người trực điện thoại và cúp điện ngay từ khi người dân gọi cuộc đầu tiên, có thể cháu Duy may mắn giữ được mạng sống. Nhiều người có mặt tại hiện trường phản ánh họ đã gọi rất nhiều cuộc điện thoại trước đó nhưng không có ai ở Điện lực Chợ Lớn tiếp nhận cuộc gọi.
Khi được hỏi trách nhiệm của Điện lực Chợ Lớn trong vụ học sinh Cồ Quốc Duy chết oan, ông Long nói: “Điện lực Chợ Lớn không có chức năng quản lý hệ thống vận hành đèn chiếu sáng mà chỉ quản lý các tuyến trung thế, hạ thế, đồng hồ điện của khách hàng. Riêng Công ty Chiếu sáng công cộng TPHCM có đầy đủ đội ngũ kỹ sư lành nghề và họ có quyền cắt toàn bộ hệ thống đèn trên tuyến quản lý”.
Từng có học sinh chết vì trụ đèn rò rỉ điện Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Người Lao Động, vào năm 2007, trên đường Nguyễn Văn Luông (P.12, Q.6 - TPHCM) đã xảy ra cái chết thương tâm của em Phan Thịnh Phát (SN 1993, ngụ số nhà 361/25 Nguyễn Văn Luông), học sinh lớp 9 Trường THCS Lam Sơn (Q. 6).
|
Chối bỏ trách nhiệm Khi nhận được tin báo con mình bị điện giật, cha của cháu Duy, ông Cồ Quốc Hưng, đã đến hiện trường và định vào cứu con nhưng được mọi người ngăn cản vì dòng điện chưa được ngắt. Nhiều người đi đường đã liên tục gọi điện thoại đến Điện lực Chợ Lớn để yêu cầu ngắt điện nhưng không có ai nhấc máy.
Việt An (TPHCM) Đổ thừa Nguyên nhân gây nên cái chết của cháu Duy đã được xác định là do trụ đèn chiếu sáng bị rò điện. Thế nhưng, Công ty Chiếu sáng công cộng vẫn khẳng định là việc đấu nối hệ thống điện đúng kỹ thuật và viện lý do là trời mưa nước ngập gây rò rỉ điện.
Trung Anh (tỉnh Long An) |
Bình luận (0)