xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Địa đạo Phú Thọ Hòa xuống cấp nặng

PHƯỚC ĐĂNG

Với giá trị lịch sử , địa đạo Phú Thọ Hòa cần được tôn tạo để trở thành khu di tích giáo dục truyền thống và khu du lịch, thành điểm thu hút khách tham quan trong nước và quốc tế

Tại TPHCM, khi nhắc đến địa đạo, mọi người mới chỉ nghĩ đến địa đạo Củ Chi, nhưng cách trung tâm TP khoảng 20 km, tại quận Tân Phú, cũng có một địa đạo mà ít người biết đến, đó chính là địa đạo Phú Thọ Hòa.
 
Địa đạo Phú Thọ Hòa tọa lạc tại số 139 Phú Thọ Hòa, phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú - TPHCM. Năm 1947, chi bộ Đảng tại Phú Thọ Hòa khởi  xướng đào địa đạo chống giặc Pháp với chiều dài đường chim bay gần 1 km từ ấp Lộc Hòa đến ấp Bình Long, Bình Tây (ngày nay là phường Phú Thọ Hòa). 
 

Ông Văn Công Phượng, một cán bộ trông coi khu di tích, cho biết theo kế hoạch, chậm nhất là cuối năm nay, sẽ tổ chức trùng tu và cải tạo khu di tích, đầu tiên sẽ là hệ thống địa đạo. Kinh phí dự kiến khoảng 4-5 tỉ đồng.

Địa đạo được đào từ hai điểm ở hai đầu, hai tổ đào thẳng về điểm trung tâm, nối hầm này qua hầm kia bằng địa đạo.
 
Các miệng hầm đều có nắp đậy được ẩn trong các bụi tre. Nắp miệng hầm đóng bằng gỗ theo hình thang có đáy để đổ đất, trồng cây lên đó ngụy trang. Mỗi hầm có 3 đến 4 lỗ thông hơi kiểu loa kèn.
 
Địa đạo lúc nông, lúc sâu nhưng vẫn giữ khoảng cách giữa nóc hầm và mặt đất tối thiểu 2,5 m, có đoạn 2 tầng địa đạo chồng lên nhau. Kích thước địa đạo: rộng 0,8 m; cao 0,8 m; dài gần 700 m.
 
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, địa đạo Phú Thọ Hòa được sử dụng để ém quân, cất giấu vũ khí, tài liệu... Nơi đây thường được các đơn vị đặc công, biệt động dùng làm bàn đạp tấn công vào nội thành Sài Gòn.
 
Đã có gần 1.000 cán bộ, bộ đội, du kích sống ở địa đạo này thuộc các đơn vị như Chi đội 13, Tiểu đoàn Ký Con, Tiểu đoàn Ngô Gia Tự, các đơn vị đặc công, biệt động... và nhiều ban công tác nội thành. Nơi đây, từng nhiều lần là khởi điểm của những trận đánh gây cho địch nhiều tổn thất nặng nề... 
 
Với những ý nghĩa to lớn trong kháng chiến cứu nước, ngày 28-6-1996, di tích địa đạo Phú Thọ Hòa đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) cấp bằng công nhận “Di tích lịch sử cấp quốc gia”.
 
Mặc dù đây là một di tích lịch sử có ý nghĩa rất quan trọng và có giá trị giáo dục truyền thống to lớn, thế nhưng địa đạo Phú Thọ Hòa chưa được quan tâm và tôn tạo. 
 
Đến địa đạo Phú Thọ Hòa hiện nay, người ta thấy một khung cảnh vắng lặng. Mới nhìn vào chỉ thấy đây là một khu đất trống chứ không hề mang tầm vóc của một di tích lịch sử cấp quốc gia. Tận dụng đất trống, ban quản lý khu di tích đã tổ chức tại đây sân bóng đá, bóng chuyền nhằm thu hút nhiều người đến với khu di tích.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo