xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đồ gốm, sứ cũng có độc

NGUYỄN HẢI

Nhiều sản phẩm tô, chén, đĩa, ly, tách bằng gốm, sứ có màu sắc sặc sỡ, nếu nhiệt độ nung chưa đủ chuẩn sẽ gây độc hại cho người sử dụng

Nhiều loại sản phẩm được làm từ gốm, sứ đang được bày bán trên thị trường, nếu nhà sản xuất làm không đúng quy trình vẫn có thể gây độc cho người sử dụng.
 
img

Chén, bát, ly Trung Quốc bán tại chợ Bình Tây. Ảnh: XUÂN THẢO

 
Họa tiết càng lòe loẹt càng độc hại
 
Theo kỹ sư Thái Văn Hải, nguyên giám đốc Chi nhánh TPHCM Công ty Sứ Hải Dương, đối với nhà máy đạt tiêu chuẩn thì sản phẩm gốm dùng để chứa thức ăn, thức uống phải được nung trong nhiệt độ tiêu chuẩn 1.200ºC, còn sản phẩm sứ là 1.300ºC. Với nhiệt độ tiêu chuẩn này sẽ nung chảy nguyên liệu đất, đá, men và kết nối thành khối đồng nhất.
 
Đừng chọn sản phẩm sặc sỡ
 

Các nhà chuyên môn khuyến cáo khi mua sản phẩm gốm, sứ nên chọn sản phẩm có bề mặt đồng đều, láng mịn không có tì vết. Hàng chất lượng có màu trắng trong, hàng xấu vàng đục. Nên chọn hoa văn, hình vẽ dưới lớp men sẽ an toàn hơn. Hoa văn dưới lớp men khi sờ vào có cảm giác láng mịn, còn hoa văn được tạo trên lớp men thì bị nổi “cộm”. Không nên chọn sản phẩm có màu sắc sặc sỡ.

Với nhiệt độ cao này sẽ “đánh” bật các loại kim loại nặng kể cả chì, bốc hơi bay ra bên ngoài nên sản phẩm tạo ra sẽ không bị nhiễm độc tố. Trong khi những nhà máy sản xuất không đúng kỹ thuật được nung ở nhiệt độ thấp nên các chất độc này vẫn tồn tại trong sản phẩm, cũng như kết cấu nguyên liệu lỏng lẻo sẽ dễ dàng thôi nhiễm chất độc khi tiếp xúc với thức ăn, thức uống.
 
Chưa hết, các loại kim loại nặng còn có nhiều trong chất tạo màu được sử dụng trang trí trên sản phẩm gốm, sứ. Theo giới chuyên môn, các sản phẩm đang được bày bán trên thị trường có hai dạng tạo họa tiết, hình ảnh là trang trí dưới lớp men hoặc trang trí trên lớp men. Họa tiết dưới lớp men, tức khi sản phẩm được nung chín xong sẽ được vẽ tạo hình ảnh lên bề mặt, sau đó phủ lớp men lên trên và được đưa vào lò nung tiếp với nhiệt độ từ 700 đến 800ºC. Tạo hoa văn dưới lớp men thường được sử dụng màu xanh lam tiêu chuẩn, màu này khi nung ở nhiệt độ cao sẽ không bị mất màu (còn các màu khác rất dễ bị mất màu).
 
Không ít nhà sản xuất sử dụng nhiều loại màu để tạo sản phẩm bắt mắt nên sản phẩm tạo ra không bảo đảm an toàn cho người sử dụng. Để màu sắc vẫn giữ được vẻ bắt mắt trên bề mặt sản phẩm, nhà sản xuất buộc phải nung ở nhiệt độ thấp nên hàm lượng chì và kim loại nặng trong màu vẫn còn. Tạo hoa văn bên trên lớp men phần lớn không an toàn cho người sử dụng, tức nhà sản xuất dùng hình ảnh decal dán lên sản phẩm và cũng được nung thêm một lần nữa nhưng với nhiệt độ thấp nên chất độc hiện diện ngay trên bề mặt sản phẩm rất nguy hiểm.
 
Gây nhiều bệnh nguy hiểm
 
Theo giới chuyên môn, các sản phẩm ly, tách, chén, đĩa, tô, thố bằng sứ, gốm được in màu sắc lòe loẹt chắc chắn sẽ có độc, gây hại cho sức khỏe người sử dụng. Ngoài những sản phẩm có chất lượng của những thương hiệu nổi tiếng, trên thị trường còn có nhiều sản phẩm với nhãn hiệu lạ, nguồn gốc không rõ ràng, thậm chí không có nhãn mác, trong đó có những nhãn mác  in toàn tiếng nước ngoài nhưng theo giới chuyên môn, trong đó có không ít là hàng kém chất lượng được sản xuất ở một số nước tuồn vào VN chưa được kiểm soát về chất lượng.
 
Ngay trong nguyên liệu đất, đá để làm gốm, sứ cũng có kim loại chì và nhiều kim loại nặng khác. Do đó, nhà sản xuất phải chọn vùng đất tốt có ít kim loại nặng nên có giá thành cao nhưng cũng có nhà sản xuất muốn giảm giá thành nên chọn mua loại nguyên liệu đất, đá có tỉ lệ kim loại cao. Chưa hết, nguyên liệu đất nếu được sản xuất từ những nhà máy có công nghệ cũ kỹ sẽ không lọc được hết kim loại nặng. Kể cả trong men dùng để sản xuất gốm, sứ cũng có kim loại nặng.
 
Theo các chuyên gia Khoa Công nghệ Hóa học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, sản phẩm kém chất lượng thường tiềm ẩn hàm lượng chì khá cao có hại đến sức khỏe cho người sử dụng. Lớp men trên sản phẩm kém chất lượng dễ bị mài mòn, chất chì sẽ thôi nhiễm vào thức ăn rất nguy hiểm. Kim loại nặng có trong màu sắc khi tiếp xúc với thức ăn nóng, thức ăn có tính axít, chua sẽ dễ dàng thôi nhiễm và vào cơ thể, tích tụ lâu ngày gây nhiều chứng bệnh về hệ thần kinh. TS Trần Bích Lam, Trường Đại học Bách khoa TPHCM, cho biết chì cũng như các kim loại nặng khác khi vào cơ thể còn gây ức chế các phản ứng trong cơ thể, tích lũy trong gan, thận gây nhiều chứng bệnh nguy hiểm hoặc tích lũy trong xương gây loãng xương, phân hủy xương...
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo