xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Loay hoay khai - phát ấn đền Trần

PHÙNG KHA

Sau khi khai ấn có nên phát ấn cho nhân dân? Làm thế nào để tránh tình trạng xô đẩy để có ấn thánh đền Trần?

Ngày 18-7, UBND tỉnh Nam Định và Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch  - VH-TT-DL) đã tổ chức hội thảo khoa học về mô hình tổ chức, quản lý lễ hội đền Trần năm 2012.
 
img
Việc tổ chức khai ấn rồi phát ấn vào rạng sáng ở lễ hội tạo ra sự xô lấn, chen đẩy, mất trật tự. Ảnh: MẠNH DUY

Chọn phương án nào?

Theo PGS-TS Lương Hồng Quang, Phó Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, việc phát ấn trong “lồng sắt” như lễ hội năm 2011 đã gây phản ứng trong dư luận. Được UBND tỉnh Nam Định “đặt hàng” tư vấn, sau khi nghiên cứu, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam đưa ra hai phương án. 1 - Không tổ chức phát ấn, chỉ tổ chức khai ấn. Ông Lương Hồng Quang cho rằng việc này sẽ khắc phục được khuyết điểm của mùa lễ hội cũ: tập trung quá đông vào một thời điểm, dễ dẫn tới thảm họa khi dòng người xô lấn để có được ấn thánh. Tuy nhiên, phương án này sẽ ít thu hút  sự quan tâm của người dân đối với lễ hội và sẽ gặp phải sự phản đối của cộng đồng địa phương, cũng như nguy cơ xuất hiện những luồng phát ấn ngầm. 2 - Vẫn tổ chức khai ấn như thường lệ và phát ấn vào ngày hôm sau, kéo dài trong 2-3 ngày trên cơ sở thực hiện thật tốt các hoạt động bảo vệ an ninh, vệ sinh môi trường. “Phương án này sẽ tiếp tục duy trì được “sức nóng” của lễ hội và việc được tổ chức vào ban ngày sẽ giúp việc kiểm soát an ninh trật tự tốt hơn. Tuy nhiên, nó sẽ khiến tính “thiêng” của nghi lễ bị can thiệp; ban tổ chức lễ hội sẽ lại phải đối mặt với dư luận xã hội…” - ông Quang phân tích.

Không phát ấn vào đêm lễ chính

Theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Hoàng Anh Tuấn, lễ khai ấn tại đền Trần phải được tổ chức đúng theo các nghi thức truyền thống và không tổ chức phát ấn vào đêm 14 rạng sáng 15 tháng giêng. Còn việc có phát ấn sau thời điểm nêu trên hay không, Sở VH-TT-DL, UBND TP Nam Định phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tổ chức hội thảo rồi trình UBND tỉnh và bộ xem xét, phê duyệt.

Trước khi đưa ra hai phương án trên, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam đã tổ chức điều tra xã hội học, lấy ý kiến của người dân quanh khu vực đền Trần. Phần lớn người dân cho biết có ấn treo trong nhà sẽ đem lại sự bình an, hạnh phúc trong gia đình (72%); 40% cho rằng ấn giúp cho các thành viên trong gia đình mạnh khỏe, 34,8% cho rằng ấn giúp cho việc làm ăn phát đạt, 24,7% cho rằng có tác dụng giúp cho học vấn và chỉ có 15,2% cho rằng treo ấn giúp được thăng quan tiến chức. Khi được hỏi về việc thay đổi mô hình ban ấn cho những năm tới, có 57,84% số người cho rằng cần tiếp tục khai ấn và ban ấn như mọi năm, 28,4% cho rằng ban ấn nên chuyển sang ngày hôm sau (15 tháng giêng), 5,3% ủng hộ việc chỉ khai ấn mà không phát ấn nữa, chỉ có 4,7% cho rằng nên giữ khai ấn và chỉ phát ấn cho các đình, đền lân cận.

Chú ý phần tiền lễ và hậu lễ

TS Trần Chiến Thắng, nguyên thứ trưởng Bộ VH-TT-DL, cho rằng từ trước tới nay, chúng ta đã quá chú ý đến lễ khai ấn và phát ấn mà chưa chú ý tới phần tiền lễ và hậu lễ. Không gian lễ hội đền Trần đã trở thành lễ khai ấn, kịch bản cho ngày ấy cũng là cho lễ khai ấn chứ không có thêm các hoạt động phụ trợ. “Người ta đến lễ chỉ chú ý tới lễ khai ấn, phát ấn nên trong ngày 15 và 16 tháng giêng gần như vắng vẻ, không còn hoạt động gì khác nữa. Ngay cả lễ “tắm cá” diễn ra trong ngày 16 đầy hấp dẫn như thế mà đến giờ cũng  không còn được duy trì. Tôi cho rằng lễ hội phải duy trì 3 ngày để có thêm các hoạt động khác, gắn với các trò chơi dân gian đúng với truyền thống trước đây” - ông Thắng bày tỏ.
 
Không đúng với lịch sử?

Tham dự hội thảo, TS Nguyễn Hồng Kiên (Viện Khảo cổ học Việt Nam) và TS Nguyễn Xuân Diện (Viện Hán - Nôm) khẳng định lễ khai ấn đền Trần là một sự xuyên tạc lịch sử. TS Nguyễn Hồng Kiên cho biết đến nay chưa có tài liệu nào nói về nguồn gốc của lễ khai ấn bắt nguồn từ việc sau khi đánh thắng quân Nguyên - Mông, vua Trần thiết triều ở Tức Mặc - Thiên Trường (nay thuộc phường Lộc Vượng, TP Nam Định) để thưởng công, ban tước. “Tôi đã đọc lại các tài liệu lịch sử thì thấy việc đó được diễn ra ở thành Thăng Long. Sử cũ và thư tịch cổ đều không hề chép gì về cái gọi là “lễ khai ấn đền Trần”.  Cũng không có chuyện nhà Trần cứ đến Tết lại đóng ấn ban chức tước khiến người dân sau này lấy đó làm niềm tin rằng lấy được ấn đền Trần có thể thăng quan tiến chức” - ông Kiên nói.

Theo TS Nguyễn Xuân Diện, việc đền Trần ở phường Lộc Vượng (Nam Định) khai ấn ngày rằm tháng giêng chỉ diễn ra dưới thời nhà Nguyễn (từ triều Minh Mạng) và cũng không có gì liên quan đến phong chức - ban phúc như tuyên truyền của những nhà tổ chức lễ hội. “Để chấm dứt việc xuyên tạc lịch sử, tôi đề nghị hãy trả lại lễ đóng ấn đầu năm cho nhà đền, các cấp chính quyền không nên tham gia vào việc này nữa” - TS Kiên bày tỏ.

Thừa nhận thực tế hiện nay các cứ liệu, chứng cứ lịch sử về khai ấn, phát ấn đền Trần hiện còn thiếu nhưng GS-TS Kiều Thu Hoạch (Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian Việt Nam) cho rằng nghiên cứu lịch sử phải dựa vào nhiều nguồn tài liệu của nhiều ngành khoa học khác nhau. “Phát ấn đền Trần đã được nhắc tới trong văn học, văn hóa dân gian nên đưa ra đánh giá về chuyện này chúng ta phải nghiên cứu một cách mở rộng, không thể đánh giá một cách cực đoan như TS Kiên nói được” - ông Hoạch nói.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo