Theo tôi, các nguyên nhân này tạo lỗ hổng trong nền đường dẫn đến lún sụt mặt đường, không phải kết cấu mặt đường xấu. Bằng chứng là hố đen xuất hiện bất ngờ và có hàm ếch rất lớn so với những gì nhìn thấy từ bên trên.
Hệ thống công trình ngầm TP không có cơ quan nào có sơ đồ chính xác và cũng không ai vẽ lại nỗi nên bí càng thêm khó. Nhất là hệ thống cấp thoát nước, các cơ quan chỉ có sơ đồ mạng sau khi lắp đặt mới, các mạng cũ không có trên sơ đồ mạng chính xác trong quản lý.
Ngoài ra, vật liệu cấu tạo nên các mạng cũ có tuổi thọ khác nhau cũng là một vấn đề cần xem xét. Như ống cấp nước là ống gang nối mặt bích, ống sắt tráng kẽm, ống PE... Riêng cống thoát nước cũng đủ loại...
Khi cải tạo, nâng cấp, hệ thống này các kỹ sư, giám sát chấp nhận đấu nối vào mạng cũ nếu trạng thái sử dụng vẫn tốt. Vì lý do kinh phí không ai tính đến tháo dở hoặc lấp đầy hoàn toàn mạng cũ. Nếu mạng cấp nước cũ vẫn còn sử dụng thì không ai đánh giá được nó còn sử dụng bao lâu.
Hiện nay, các ban ngành chỉ ghi nhận thiệt hại do thất thoát nước nhưng không tính đến độ phá hoại của nó đối với nền đường xung quanh khi xảy ra rò rỉ.
Mạng cấp, thoát nước cũ không còn sử dụng chắc chắn bị phá hoại do mục nát dần cộng với chấn động của giao thông sẽ tạo ra các lỗ hổng trong nền đường. Những chiếc hàm ếch này càng to dần theo thời gian và thế là bỗng dưng xuất hiện lỗ đen.
Có thể nói hệ thống công trình ngầm đã quá hạn sử dụng còn đó thì sự phá hoại nền đường còn xảy ra, và hố đen vẫn còn xuất hiện.
Nói đến việc khắc phục hố đen có người cho rằng nên thuê nhà... ngoại cảm dò tìm khoảng trống cách mặt đường 0,6m chiều sâu.
Trong khi chờ tìm ra một giải pháp khả thi nhất để khắc phục các hố đen này theo tôi, nên chăng sở GTVT trang bị thiết bị dò tìm khoảng trống dưới lòng đường, các khoảng trống có thể tích từ 0,5m3 trở xuống thường chưa gây ra lún sụp. Nếu nhìn thấy trước lỗ hổng bên dưới thì các hố đen sẽ là hố trắng minh bạch.
Bình luận (0)