xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ám ảnh tai nạn giao thông

NLĐO

LỜI TÒA SOẠN: Năm 2010, cả nước xảy ra 14.442 vụ TNGT, làm chết 11.449 người. Năm 2011, chỉ trong dịp Giổ Tổ vừa qua, đã có 115 người chết vì TNGT. Lý giải thực trạng trên, bạn đọc Minh Thông cho rằng chủ yếu do ý thức người tham gia giao thông kém. Tranh luận lại, bạn đọc Tống Thiên nhận định vì năng lực cơ quan quản lý giao thông “có vấn đề”. Mời bạn đọc cùng làm báo với NLĐO xoay quanh đề tài này.

Tôi ngại đi chơi ngày lễ vì sợ TNGT!

 

Cứ sau một đợt lễ tết dài ngày là trên báo chí lại đăng tin có bao nhiêu vụ TNGT, bao nhiêu người chết vì tai nạn giao thông. Những thông tin này làm cho tôi bị ám ảnh vô cùng và phập phồng lo sợ: lễ này, nhiều TNGT cũng sẽ xảy ra?

 

Tết Nguyên Đán Tân Mão vừa qua có gần 300 người từ giã cuộc đời vì TNGT; trong 4 ngày nghỉ lễ giổ tổ  Hùng Vương có 115 người thiệt mạng cũng vì TNGT. Và mới qua 2 ngày nghỉ lễ 30-4 và 1-5 thôi mà bệnh viện Chợ Rẫy đã cấp cứu hơn 140 trường hợp TNGT! Những con số đó được tổng hợp đưa lên mặt báo đều đặn, lặp đi lặp lại như một chu kỳ đến mức người ta thấy cũng thường thôi. Tuy nhiên, ngẫm kỹ lại thấy rùng mình, chỉ vài ngày thôi mà có hàng trăm con người đang khỏe mạnh phải chịu những cái chết tất nhiên là không thể nào êm ái và lạnh lặn được.

 

img
Trong hai ngày lễ 30-4 và 1-5-2011, Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu 55 ca chấn thương sọ não. Ảnh: Ph. Dũng

Nếu so sánh, có thể thấy, số người chết vì TNGT ở nước ta trong các ngày lễ, tết chẳng kém cạnh gì thiệt hại nhân mạng trong một thảm họa khủng bố, động đất, núi lửa ở nước ngoài. Và những con số hàng trăm người chết này nếu thật sự xảy ra trong một thảm họa cụ thể nào đó thì ắt quốc tang sẽ được tổ chức. Tuy nhiên, có lẽ vì nó xảy ra không tập trung, tỉnh này vài vụ, tỉnh kia vài vụ hoặc vì đã quá quen, đã chấp nhận TNGT là “một phần tất yếu” nên cái chết vẫn song hành hằng ngày trong cuộc sống.
  

Cái chết ai mà không sợ. Thế nhưng, có lẽ trong xã hội ngày nay những người có “thần kinh thép” quá nhiều nên thần chết chẳng còn giá trị đe dọa là gì nữa. Trên đường phố, đâu đâu cũng thấy cảnh người ta tất bật giành nhau từng mét vuông trên đường, tranh hơn thua qua từng vòng bánh xe để rồi lạng lách, phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ. Đó là sự “tỉnh” như không trước cái chết của những cánh tài xế vừa lái xe vừa nghe điện thoại hoặc không cần ngủ mấy đêm liền vẫn ngồi sau vô lăng trên những chuyến xe đường dài. Hoặc là sự “anh hùng” của những thanh niên mới lớn khi thích những cuộc đua tốc độ hoặc ngồi ngược phóng xe bạt mạng. 

 

img
 
Ý thức kém mới có những kiểu chơi ngông (ngồi ngược phóng xe bạt mạng) thế này  

Để giảm thiểu tai nạn giao thông nhà nước từng đề ra nhiều giải pháp trong đó có tăng mức phạt lên cao ngất ngưỡng. Thế nhưng, giải pháp này xem ra chẳng hiệu quả là bao khi lực lượng tuần tra kiểm soát giao thông thì quá mỏng. Nơi nào có CSGT thì người ta chấp hành luật lệ nghiêm chỉnh nhưng chỉ cần qua “trạm” là bắt đầu nhấn ga, phóng bạt mạng. CSGT trực ban ngày thì người ta tập trung chạy đêm, thấy CSGT đứng ở đâu thì cánh tài xế “nhá” với nhau để né. Nghiêm trọng hơn, có những người vi phạm luật giao thông bị CSGT chặn lại thì dùng vũ lực để chống trả hết sức manh động.
 
Nói chung, thay vì cố gắng tìm cách né tránh cái chết người ta lại tập trung lo đối phó với cái trước mắt là CSGT và tiền phạt. Tại sao lại có chuyện nghịch lý như vậy? Theo tôi đó chính là trình độ dân trí, ý thức của dân mình còn quá kém.
Trình độ nhận thức còn kém nên nhiều người không thể nghĩ đến những hậu quả sâu xa nào khác ngoài cái lợi trước mắt của việc “chạy nhanh hơn một tí, trước người ta một tí”. Từ nhận thức kém dẫn đến hành động cũng kém nên nhiều người quá tự tin vào “tay lái lụa” của mình mà không biết rằng người ta sống chết không phải tại số...

 

Và quan trọng nhất là từ nhận thức kém cỏi, người ta không  hiểu ra rằng, luật giao thông không phải ngẫu nhiên mà có, nó không phải là một công cụ phiền toái trói buột người ta mà được nhà nước đặt ra để bảo đảm an ninh trật tự, bảo đảm sức khỏe, tính mạng cho người dân. Xã hội ngày càng phát triển, phương tiện giao thông ngày càng dày đặc, chỉ cần một chút sơ suất thì TNGT sẽ xảy ra. Thế nhưng, bây giờ người ta không màng đến luật giao thông, không còn nể sợ thần chết thì biết lấy gì để cảnh báo nữa đây?

 

Vì vậy, cứ đến lễ, Tết thay vì ra đường vui chơi như mọi người tôi thường ngồi nhà nhìn xe cộ nườm nượp ngoài đường và dù có cố gắng lạc quan cách mấy vẫn không thể ngăn được câu hỏi, dịp lễ này, lại có bao nhiêu con người giã từ cuộc sống?
 

Minh Thông (quận Tân Phú- TPHCM)
 

Tai nạn giao thông, đừng cứ “trăm dâu đổ đầu” dân

 

Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn Minh Thông về nguyên nhân dẫn đến tình trạng TNGT ngày càng “leo thang” là do ý thức của người dân quá kém. Tuy nhiên, nếu nhìn như vậy thì có phần hời hợt, chưa thật sự khách quan, toàn diện.

 

Nói nhiều đến chuyện ý thức nhưng có bao giờ chúng ta tự hỏi, ý thức từ đâu mà ra, tại sao ý thức dân mình kém như vậy, tại sao suốt ngày họ chỉ lo đối phó, thậm chí chống lại CSGT, những người có nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong xã hội, bảo vệ tính mạng cho người dân?

  

img
Kẹt xe kéo dài trong dịp lễ 30-4, 1-5 vừa qua
 

Phải chăng vì dân ta ít học nên chưa hiểu chuyện, vì dân ta hầu hết xuất thân từ nông dân, quen ở ruộng đồng, đi tắt về ngang nên vẫn chưa thật sự thích nghi với giao thông hiện đại? Phải chăng vì dân ta ích kỷ, cá nhân nên quen kiểu đường ai nấy chạy, ai thiệt ráng chịu?
 

Theo tôi, nếu có thì đó chỉ là những nguyên nhân tồn tại ít nhiều trong quá khứ hoặc một vài trường hợp cá biệt. Thực tế, xã hội ngày càng hiện đại, trình độ dân trí ngày càng nâng cao nhưng TNGT không hề theo đó mà giảm xuống. Dù nhà nước có đưa ra mức phạt cao hơn, CSGT tuần tra, kiểm soát ngày đêm, tai nạn vẫn xảy ra. Tại sao như vậy? Theo tôi, mấu chốt nằm ở các cơ quan quản lý nhà nước mà chủ yếu là lực lượng CSGT.

 

"Điệp khúc" thường dùng khi giải trình về thực trạng TNGT là “lực lượng CSGT mỏng”. Thì đúng là có “mỏng” thật. Nhưng theo tôi bên cạnh “mỏng”, lực lượng CSGT nước ta còn hoạt động yếu kém và đủ chuyện tiêu cực.

 

Ai cũng biết, đường Kha Vạn Cân ở quận Thủ Đức, TPHCM là một con đường tử thần. Đường hẹp xe đông, xe tải chạy bạt mạng và có rất nhiều vụ tai nạn thảm khốc xảy ra trên tuyến đường này (từ đầu năm đến nay là 3 vụ). Tuy nhiên, thường xuyên đi lại trên tuyến đường này tôi chưa từng thấy bóng dáng của CSGT nào chốt chặn, kiểm tra xử lý vi phạm.

 

img
Xe máy, xe ba gác cồng kềnh luôn xuất hiện mọi lúc, mọi nơi trên đường Kha Vạn Cân nhưng hiếm khi thấy CSGT thổi phạt
 
img
Do trượt ngã, một thanh niên chết thảm trên đường Kha Vạn Cân sáng 21-3
 

Ngược lại, tuyến đường quốc lộ 13, đoạn từ cầu Bình Triệu đến cầu Vĩnh Bình, ranh giới với tỉnh Bình Dương, hầu như lúc nào cũng có ít nhất 1 trạm CSGT (cá biệt gần Tết Nguyên Đán vừa qua tôi gặp đến 3 trạm cùng lúc). Điều đáng nói là những CSGT này không đứng để xử phạt những chiếc xe khách tốc hành cứ lạng ra lạng vào rước khách hoặc tranh chạy với nhau như ăn cướp. Họ thường đứng ở những nơi khuất một chút và “chuyên trị” xe máy chạy lấn tuyến.

 

Cách đây không lâu, Báo Người Lao Động có bài “Kiểu chặn xe lạ đời của CSGT và TTGT” phản ánh chuyện CSGT “làm luật” khi đang làm nhiệm vụ. Hầu hết ý kiến bạn đọc cho rằng kiểu hành xử đó của CSGT là “chuyện thường”, “kiểu” đó đã có từ lâu và quá quen thuộc với người dân từ lái xe tải, ô tô đến đi xe máy.

 

Không phải ngẫu nhiên mà dư luận phản ứng như thế, không phải ngẫu nhiên mà người ta ác cảm với CSGT. Đọc bài, xem clip trong bài báo, ai cũng nhận thấy biểu hiện tiêu cực rành rành ra trước mắt. 
 

img
Hai viên CSGT đội Bình Triệu đang làm nhiệm vụ: Một người tuýt còi chặn xe,
một người đứng trong góc khuất “kiểm tra” sổ của tài xế nhưng không lập biên bản. Ảnh: NLĐ

Rùng mình hơn là những tiêu cực đó có vẻ như không mới, cá biệt mà nó xảy ra từ lâu và nhan nhản nhưng không có cách gì để loại trừ đến mức người dân ai cũng biết, cũng hiểu và xem chuyện đó là thường.

 

Trước biểu hiện tiêu cực, người ta sẽ bất bình, phản ứng. Báo chí từng phản ánh rất nhiều vụ việc như vậy, dư luận ồn ào một thời gian rồi đâu lại vào đấy. Bây giờ, người ta không còn sốc trước chuyện đó nữa, không ít người chấp nhận kiểu “làm luật” của CSGT như một nguyên tắc chính thống. Theo tôi đó là một biểu hiện nguy hiểm. Vì từ đó người ta sẽ thấy luật giao thông là một công cụ  trói buộc chứ không phải bảo vệ, CSGT là lực lượng phiền nhiễu chứ không phải đang làm nhiệm vụ công.

 

Xa hơn, chính sự không gương mẫu, sự thoái hóa đạo đức của một bộ phận CSGT sẽ làm người dân nhìn những người thực thi pháp luật với đôi mắt coi thường. Từ đó họ sẽ cho rằng “mấy ổng còn như vậy huống chi là mình”.

 

Tôi nghĩ, ý thức người dân và đạo đức của quan chức nhà nước có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.  Nếu đạo đức của “quan” xuống cấp thì người dân dù có học cao hiểu rộng, dù luật lệ nghiêm khắc đến đâu, dù công tác tuyên truyền, vận động khéo đến cỡ nào thì cũng chẳng cải thiện bao nhiêu quan điểm của họ.

 

Như bạn Minh Thông viết, cứ sau vài ngày lễ đã có hàng trăm người bỏ mạng. Nỗi đau đó, ngành giao thông có hứng chịu không? Không, tất cả đều đổ lên đầu dân. Như thế chưa đủ, bây giờ lại đổ thêm cái tiếng “ý thức kém cỏi thì ráng mà chịu” thì thật là không công bằng chút nào.

 

Vì vậy, nói đến TNGT, tôi đề nghị đừng nên đổ cho ý thức của dân nữa mà nhà nước hãy tập trung chấn chỉnh đạo đức nghề nghiệp của CSGT, đó mới là gốc rễ của vấn đề.   
 
Tống Thiên (Thủ Đức- TPHCM)
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo