xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bằng cấp có làm nên năng lực?

Diệp Văn Sơn

Chỉ riêng đợt phong năm 2017 này, cả nước có thêm hơn 1.200 GS và PGS, trong đó 34% GS, 53% PGS không có bài báo khoa học.


 Đây quả là con số có thể làm mừng ít lo nhiều vì xét một cách công bằng, tuy nhiều học hàm học vị nhưng nền khoa học và nền giáo dục của ta so với quốc tế còn tụt hậu khá xa. Hơn nữa, bằng cấp học hàm của giới quan chức nước ta quá nhiều mặc dù các vị này không làm ở các cơ sở nghiên cứu khoa học và tham gia giảng dạy. Đã từng có tỉnh, thành trong chiến lược cán bộ, công chức khối chính quyền đến năm 2020, chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2020 sẽ có 100% cán bộ chính quyền thuộc diện tỉnh ủy, thành ủy quản lý có trình độ tiến sĩ. Trong khi đó, giới quan chức nước ngoài, ấn tượng thấy qua các danh thiếp của họ, là trình độ học vấn trung bình, thường thường là bậc cử nhân, hiếm thấy bộ trưởng, thứ trưởng các nước phương Tây có bằng tiến sĩ chứ chưa nói đến GS, PGS.

Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này do hệ thống đề bạt, bổ nhiệm của ta coi trọng bằng cấp, học vị được xác nhận trên giấy tờ hơn là năng lực thực tế. Việc đòi hỏi công chức trong một thời gian phải có bằng cấp cao vô hình trung làm bùng nổ nạn "mua bằng, bằng giả" hay "học giả bằng thật".

Có thể nói, lâu nay ta chưa có một hệ thống tiến cử, tuyển chọn hiền tài công tâm, dân chủ và khoa học. Đã đến lúc làm quen "công nghệ mới" bổ sung cho hệ thống tuyển chọn nhân sự thông qua áp dụng tiêu chí đánh giá qua chỉ số thông minh IQ (Intelligent Quotient) và chỉ số cảm xúc EQ (Emotinal Quotient).

Chúng ta biết rằng trong thực tiễn quản lý, nhất là ở tầm hoạch định chính sách, nhiều vấn đề phát sinh không có trong sách vở, các thông lệ. Hơn nữa, công cuộc đổi mới cũng như cải cách hành chính của nhà nước ta chưa có tiền lệ. Vì thế, nếu chỉ biết "nhai lại" mà chỉ số thông minh thấp thì khó có khả năng đề xuất giải quyết những vấn đề bức xúc có tính đột phá. Có chỉ số thông minh và chỉ số xúc cảm cao mới có điều kiện để năng động, sáng tạo nhạy bén.

Ở nước ta, từng có nhiều vị thực tài nhưng bằng cấp rất khiêm tốn. Ví dụ Tôn Thất Tùng (bác sĩ), Tạ Quang Bửu (cử nhân), Trần Đại Nghĩa (kỹ sư)... Những vị này mãi mãi là ngôi sao sáng trên bầu trời văn hiến đất Việt.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo