xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Báo động trầm cảm ở người trẻ

NGUYỄN THẠNH - LÊ THOA

Nghiên cứu mới nhất tại các trường đại học trên địa bàn TP HCM cho thấy có đến gần 24% sinh viên bị trầm cảm

Thông tin một nam sinh lớp 10 Trường THPT tư thục Nguyễn Khuyến (TP HCM) nhảy lầu tự tử tại trường một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng stress, trầm cảm trong giới trẻ, đặc biệt là học sinh - sinh viên (HS-SV).

Áp lực học tập, việc làm

Trước đó, cũng tại TP HCM, nữ SV N.H (Trường ĐH Công nghiệp TP HCM) nhảy lầu tự tử vì bị trầm cảm; nữ SV L.T.T.T (Trường ĐH Công nghệ Thông tin - ĐHQG TP HCM) nhảy lầu ký túc xá do bị rối loạn hỗn hợp lo âu trầm cảm (đang điều trị) vì không vượt qua được áp lực trong học tập và cuộc sống.

Từng là "nạn nhân" của căn bệnh trầm cảm, nhắc lại câu chuyện của mình, N.Q (24 tuổi, cựu SV Trường ĐH Giao thông Vận tải Cơ sở 2 tại TP HCM) vẫn chưa hết sợ hãi. Là HS trường chuyên của tỉnh, gia đình có điều kiện, Q. không khó để giành một suất vào trường ĐH.

Tuy nhiên, ngay từ năm đầu, vì không chuyên tâm học hành và mê game, bị nợ môn quá nhiều khiến Q. chịu nhiều áp lực. Đến năm học thứ 3, cha của Q., trụ cột về tài chính và tinh thần của gia đình, đột ngột qua đời vì tai nạn giao thông, Q. hoàn toàn mất phương hướng. Những dấu hiệu của trầm cảm kéo đến: mất ngủ liên tục, cơ thể luôn uể oải, mệt mỏi, lo lắng, bứt rứt, thích nói chuyện một mình... Có lần, Q. chạy xe máy từ TP HCM đến Tây Ninh mà không hay biết, CSGT bắt gặp đưa về đồn, liên lạc với gia đình.

"Thời gian đó thực sự đáng sợ. Nhờ có người anh họ giám sát, tôi tập luyện thể thao, hòa nhập với bạn bè và học hành nghiêm túc nhưng vẫn chưa thể thắng được chứng bệnh" - Q. nhớ lại.

Một năm sau, cảm thấy Q. không thể tiếp tục việc học, gia đình gọi Q. về quê để trị liệu tâm thần. "Sau 2 năm, cân nặng đã trở lại gần như trước, nay tôi không trở lại trường ĐH mà ở quê quản lý xưởng gỗ do ba để lại. Tôi không đặt nặng mục tiêu gì lớn lao cho bản thân, cứ sống lạc quan, vui vẻ. Chỉ cần có nghị lực và nhìn thoáng, đừng làm to tát vấn đề thì sẽ vượt qua" - Q. chia sẻ.

Dù đã cố gắng nhưng N.V.B (SV Trường ĐH Luật TP HCM) không thể lấy bằng ĐH do không đủ điều kiện tiếng Anh. Suốt thời gian dài, B. bị stress vì không thể xin được việc đúng ngành, cũng không muốn về quê vì sợ trả lời câu hỏi đang làm gì, lương bao nhiêu. Càng gần tới hạn sắp bị hủy bằng, B. càng cảm thấy vô vọng, bất lực, dễ nổi nóng, bị cơn đau dạ dày hành hạ… May mắn có bạn gái và gia đình động viên, B. đã cố gắng học các khóa tiếng Anh, xin việc làm bán thời gian tại siêu thị, tham gia thể thao với bạn bè. Trong thời gian đó, trường cho phép gia hạn, chuyển đổi bằng ĐH. "Kiếm được ít tiền, có cơ hội và động lực, tôi tìm được say mê học tập và hiện lấy được bằng ĐH, tìm được việc làm ổn định" - B. tâm sự.

Báo động trầm cảm ở người trẻ - Ảnh 1.

Một bệnh nhân tự tử đang được điều trị tại bệnh viện. Ảnh: NGUYỄN THẠNH

Cần phát hiện và điều trị sớm

Một nghiên cứu khoa học của nhóm tác giả Lê Minh Thuận (Khoa Y tế công cộng Trường ĐH Y Dược TP HCM), Trần Thị Hồng Nhiên, Trần Quí Phương Linh (Bệnh viện quận 2) trên 830 SV ĐH các nhóm ngành khoa học tự nhiên - kỹ thuật, khoa học xã hội - nhân văn và y tế trên địa bàn TP HCM vừa được công bố cho thấy có đến 23,7% SV bị trầm cảm.

Chỉ ra tình trạng này, các tác giả xác định trầm cảm ở SV liên quan đến ngành học, năm học và kết quả học tập. Phần lớn SV có kết quả học tập thấp và là SV năm hai trở lên có nhiều khả năng bị trầm cảm hơn. Trường ĐH là một giai đoạn sống thoáng qua nhưng rất quan trọng với áp lực học tập, tài chính và mối quan hệ cá nhân. Việc đặt ra những mục tiêu trong học tập, mong muốn thể hiện bản thân, bên cạnh tác động bản thân phát triển cũng sẽ tạo ra những áp lực về tâm lý.

"Cần phát hiện sớm những SV trầm cảm và có kế hoạch can thiệp kịp thời nhằm giảm thiểu tình trạng này như: tham vấn tâm lý, trị liệu tâm lý" - các chuyên gia khuyến cáo.

Còn theo thạc sĩ tâm lý Tô Nhi A (Trường CĐ Sư phạm trung ương TP HCM), có thể tạm chỉ ra những yếu tố mà giới trẻ, đặc biệt là HS-SV, đang phải chịu áp lực là: học tập, bạn bè, tình yêu và gia đình. Có những gia đình áp đặt lên con cái những tiêu chuẩn quá sức hoặc dành cho con những định kiến, suy nghĩ cá nhân mà bỏ qua quyền quyết định, bản sắc của con. Có những bậc phụ huynh quá bảo bọc con, đến khi cọ xát với cuộc đời, các em dễ hụt hẫng, không có khả năng đối phó với căng thẳng, bế tắc trong việc tìm cách đứng lên từ thất bại.

Để ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng trầm cảm và tự tử ở giới trẻ, cần sự cố gắng của bản thân người đó và những người xung quanh. Các bạn trẻ phải hiểu giới hạn chịu đựng của bản thân, thường xuyên viết nhật ký, tâm sự với bạn bè hoặc người lớn để "bong bóng cảm xúc" được giải tỏa.

Còn đối với người thân, bạn bè cần quan sát những biểu hiện của con em, bạn bè mình như: thay đổi thói quen ăn, ngủ; mất hứng thú với những việc từng rất yêu thích; thường nhắc về cái chết, buồn bã, ủ rũ…

"Nếu thấy sự bất thường của người thân, nên tìm cách chia sẻ hoặc đưa đến các chuyên viên tham vấn tâm lý tháo gỡ ngay những khúc mắc, giải tỏa những cảm xúc tiêu cực" - thạc sĩ Nhi A khuyên. 

16% dân số TP HCM có vấn đề tâm thần

Theo BS Trịnh Tất Thắng, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần TP HCM, trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khám bệnh ngoại trú, trị liệu tâm lý, khám giám định 800 lượt, tăng 10%-15% mỗi năm. Điều tra dịch tễ các loại bệnh tâm thần thường gặp trong cộng đồng tại TP cho thấy có đến 16% dân số có thể có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Trong đó, tâm thần phân liệt 0,3%-1%, động kinh 0,5%, trầm cảm 6%, rối loạn lo âu 7%, nghiện hoặc lạm dụng rượu 5%, đặc biệt là nhóm loạn thần liên quan tới chất kích thích ngày càng tăng cao ở người trẻ...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo