xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG: BAO GIỜ CHẤM DỨT? (*): Đừng đợi đến lúc... "dã tật"

Huỳnh Hiếu ghi

Trước khi trông chờ "liều thuốc" đắng đủ sức "dã tật" từ các cơ quan chức năng, ban ngành, hãy chủ động ngăn con đánh bạn, phòng tránh tình huống con rơi vào vòng xoáy bạo lực, trở thành nạn nhân

Bạn đọc NGỌC DIỄM:

Giáo dục luôn là yếu tố then chốt

Vấn đề bạo lực học đường ngày càng tăng; tính chất ngày càng nguy hiểm: mang tính hội đồng, có tổ chức; không sợ hãi mà còn quay clip để mọi người cùng biết; nữ sinh cũng tham gia đánh nhau và ra tay cũng rất tàn ác...

Nguyên nhân phổ biến bắt nguồn từ mâu thuẫn trong quan hệ bạn bè, tình cảm; muốn thể hiện cá nhân; bị nói xấu hoặc bị gây hấn trước…

Bạo lực học đường không dừng lại ở chuyện học sinh đánh nhau mà còn liên quan đến rất nhiều vấn đề của học đường như đạo đức, văn hóa, trách nhiệm xã hội… Qua hàng loạt vụ việc xảy ra trong thời gian gần đây cho thấy vai trò của nhà trường rất quan trọng nhưng những biện pháp, cách thức xử lý trong nhà trường còn rất hạn chế, chủ yếu đình chỉ học 1-2 ngày hoặc mời phụ huynh đến hoặc viết bản kiểm điểm.

BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG: BAO GIỜ CHẤM DỨT? (*): Đừng đợi đến lúc... dã tật - Ảnh 1.

Nam sinh ở Đà Lạt bị đánh hội đồng (ảnh cắt từ clip)

Ngoài ra, việc giáo dục ở gia đình bị coi nhẹ; nhiều phụ huynh thiếu kỹ năng, kiến thức, thời gian giáo dục con, phó mặc cho nhà trường.

Bạo lực học đường chỉ chấm dứt khi và chỉ khi có sự quan tâm đặc biệt; sự hợp tác đầy trách nhiệm, thiện chí giữa nhà trường và gia đình; sự thấu hiểu để kịp thời hỗ trợ con trẻ vượt qua những khó khăn về tâm lý ở tuổi vị thành niên cũng như có kỹ năng giải quyết hợp tình hợp lý các xung đột tuổi học trò.

Bạn đọc CHUNG THANH HUY:

Cần giải pháp đồng bộ, hiệu quả

Thực tế, các trường học gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng quy trình ứng phó và xử lý những sự cố liên quan đến bạo lực học đường như: Xử lý nhanh ra sao, bộ phận nào tìm hiểu nội dung sự việc, bộ phận nào hỗ trợ tâm lý nạn nhân, thông tin cho gia đình, xử lý khủng hoảng truyền thông, cách thức phát ngôn như thế nào…? Do vậy, khi xảy ra sự việc, hầu hết đều rơi vào tình trạng bị động dẫn đến ứng xử không phù hợp. Các chuyên gia tâm lý cũng nhận định khi những vụ bạo lực học đường được phát tán rộng rãi trên mạng xã hội, mọi người có xu hướng mải mê tranh cãi đúng sai mà quên rằng những đứa trẻ mới là nạn nhân và cần bảo vệ.

Có thể thấy, bạo lực học đường đã trở thành hậu quả tất yếu từ sự xuống cấp về giá trị đạo đức, văn hóa trong xã hội; sự lên ngôi của giá trị đồng tiền; sự thiếu quan tâm và liên kết của gia đình, nhà trường, xã hội và từ chính sự ích kỷ, quen được nuông chiều của các bạn trẻ…

Để giảm tình trạng bạo lực học đường, trước hết, trường học phải dạy học sinh phát triển những giá trị tốt đẹp, dựa trên nền tảng từ sự tôn trọng, tình thương yêu, lòng khoan dung; dạy trẻ kỹ năng sống để khi xảy ra xung đột sẽ biết cách tự hòa giải, trình bày, giải quyết vấn đề. Nhà trường cần xây dựng quy trình xử lý những xung đột, sự cố xảy ra trong trường học; phối hợp với phụ huynh, khơi gợi ý thức tự giác, trách nhiệm, cùng tham gia với nhà trường trong việc giáo dục con cái.

Bạo lực học đường cũng là vấn đề của xã hội. Cần một cuộc nghiên cứu nghiêm túc, toàn diện, sâu sắc, nhìn thẳng vào sự thật để phân tích, đưa ra giải pháp đồng bộ, hiệu quả.

Bạn đọc TRANG NGUYỄN:

Lắng nghe, thấu hiểu và đồng hành

Năm học mới vừa bắt đầu mà liên tiếp xuất hiện những vụ "xử nhau" giữa học sinh khiến dư luận thảng thốt. Cảnh 2 nam sinh ở Đà Lạt bị vòng vây của đám bạn đánh phải nhập viện hay chuyện nữ sinh ở Huế sau khi đến trường tập khai giảng bị chở đến khu vực vắng vẻ để chụp tóc, tát tai, kéo lê… quả thật kinh khủng!

Tại sao nạn bạo lực trong học sinh lại bùng lên dữ dội như thế, sau bao nhiêu công văn chấn chỉnh và nhiều "đơn thuốc" được kê liên tục? Chúng ta đã lơi lỏng ở đâu đó khiến trẻ xem nhẹ hậu quả của việc đánh bạn, lột đồ, quay clip và tung lên mạng? Chúng ta đã sơ suất ở đâu đó khiến trẻ lầm tưởng các giá trị sống rồi ảo tưởng sức mạnh của danh xưng "anh đại", "chị đại"? Hay chúng ta xuề xòa trong cách sống, dễ dãi trong việc nuôi dạy con khiến trẻ ngày càng sống ích kỷ, nhẫn tâm và vô cảm với nỗi đau của bạn bè?...

Trách nhiệm của nhà trường là giáo dục trẻ hướng đến điều hay, lẽ phải và các giá trị tử tế, thiện lương. Chẳng có trường học hay thầy cô nào dung túng cho việc đánh nhau. Vậy trẻ học điều xấu từ đâu, nếu chẳng phải là gia đình - cái nôi nuôi dưỡng và hình thành nhân cách của trẻ? Và cả sự nhập nhằng tốt - xấu, những biểu hiện trắng - đen không rõ ràng trong xã hội…

Nhiều phụ huynh khi nhận điện thoại thông báo từ giáo viên chủ nhiệm về những biểu hiện lệch lạc trong nhận thức, hành vi của trẻ vẫn một mực bênh vực con, khăng khăng phủ nhận lời cảnh báo từ nhà trường. Để rồi sau mỗi vụ việc bạo lực chấn động dư luận, cha mẹ lại hớt hải lo toan và tìm cách vớt vát lỗi lầm của trẻ. Lúc đó mọi chuyện đã muộn màng…

Đừng để "mất bò mới lo làm chuồng"! Trước khi trông chờ "liều thuốc" đắng đủ sức "dã tật" từ các cơ quan chức năng, ban ngành, hãy chủ động ngăn con đánh bạn, phòng tránh tình huống con rơi vào vòng xoáy bạo lực, trở thành nạn nhân đáng thương và tội nghiệp.

Trò chuyện và kết nối một cách chất lượng với trẻ để nắm bắt những đổi thay tâm sinh lý lứa tuổi cũng như ngăn chặn tác động đa chiều từ mạng xã hội là cách duy nhất để lắng nghe, thấu hiểu, đồng hành với con trên hành trình khôn lớn và trưởng thành! Đừng né tránh những đề tài nhạy cảm có thể trao đổi cùng con, chẳng hạn như những hệ lụy kinh hoàng từ việc đánh nhau, lột đồ; kỹ năng điều tiết cảm xúc và hóa giải mâu thuẫn; kỹ năng tìm kiếm địa chỉ tin cậy để trợ giúp khi rơi vào vòng xoáy của mâu thuẫn, bạo lực…

Để xảy ra bạo lực học đường, những đứa trẻ thực hiện hành vi bạo hành và trẻ bị bạo hành đều tổn thương.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 14-9

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo