xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bảo vệ sông Sài Gòn: Phải làm ngay!

Trần Văn Tường

Công trình xây dựng vi phạm đã được xác định, lập biên bản, kết luận và ban hành quyết định cưỡng chế cần thực thi kịp thời nhằm bảo vệ sông Sài Gòn

20 năm trước, bờ sông Sài Gòn thoáng đãng, dọc đường Nguyễn Hữu Cảnh là các dải đất trống được bao phủ hoa cỏ, mảng xanh, ít dân cư, không ngập nước, không ùn tắc giao thông dù giờ cao điểm.

Không biết từ bao giờ, bờ sông bị lấn chiếm làm công trình, nhà cao tầng, chung cư, trung tâm thương mại xuất hiện dày đặc với cả một quần thể dân số ước tính hơn 10.000 người. Nơi đây trở thành một trong những khu vực kẹt xe, ngập nước trầm trọng, lún nhanh nhất tại TP. Chưa kể tầm nhìn bị che khuất bởi nhà cao tầng, lòng sông bị thu hẹp làm thắt dòng chảy và gây mất an toàn giao thông thủy, xói lở nhiều chỗ, cảnh quan sông nước bị san lấp lấn ra trông rất khó coi. Thiệt hại kinh tế, giảm chất lượng sống đã rõ.

Rất nhiều cuộc hội thảo, họp bàn giải quyết ùn tắc giao thông, kẹt xe, ngập nước vẫn không hiệu quả. Tiền chống ngập mỗi năm tăng lên theo mực nước. Khu vực bị ngập lan rộng, nhiều khu vực ở quận 2 trước đây mưa lớn không ngập, nước thoát nhanh nhưng nay chỉ một vài cơn mưa bình thường đã lênh láng nước.

Kiến trúc sư thời Pháp thuộc ở thế kỷ trước chú trọng bảo vệ đôi bờ sông Sài Gòn hẳn là có nguyên nhân. Thiết kế đô thị luôn lấy cảnh quan tự nhiên làm phông nền, nhà ở và công trình xây dựng khá thấp nhưng lại có khoảng lùi cách bờ sông hàng chục mét nhằm cân bằng sinh thái, không tác động xấu đến thiên nhiên. Ngoài ra, giữ địa hình cho nước tự thoát ra sông, không gây ngập.

Trong lần dự hội thảo bàn về quy hoạch, một kiến trúc sư làm việc cho một tập đoàn tư vấn Nhật Bản chia sẻ: "TP HCM được tự nhiên ban tặng sông Sài Gòn vừa có cảnh quan đẹp vừa tạo tầm nhìn cho khu nội thành, nơi thoát nước, giao thông thủy. Hãy thận trọng trong phát triển đô thị, nên giữ hiện trạng làm công viên và đường dọc sông phục vụ cộng đồng. Riêng đoạn dọc đường Nguyễn Hữu Cảnh đừng xây nhà cao tầng làm hỏng không gian, công trình mua sắm xây dưới mặt đất".

Theo thống kê cho thấy hiện có hơn 115 lô đất ảnh hưởng hành lang bảo vệ sông Sài Gòn, có 76 công trình đã xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng. Trong đó có hàng chục công trình vi phạm, cơ quan chức năng đã ban hành quyết định cưỡng chế nhưng qua nhiều năm vẫn chưa tháo dỡ.

Không thể chần chừ được nữa, công trình xây dựng vi phạm đã được xác định, lập biên bản, kết luận và ban hành quyết định cưỡng chế cần thực thi kịp thời nhằm bảo vệ sông Sài Gòn; đồng thời không tạo tiền lệ xấu trong đời sống xã hội, tránh dư luận không tốt.

Theo quy định, bờ sông Sài Gòn có hành lang bảo vệ rộng 30-50 m không được phép xây dựng các công trình, chỉ được phép xây dựng cảng thủy nội địa, nhà vệ sinh, khu vui chơi - thể thao, cơ sở dịch vụ có thời hạn... Quỹ đất hai bên sông lâu nay như bị bỏ quên nên xảy ra tình trạng lấn chiếm, xây dựng bừa bãi. Nếu quỹ đất này được sử dụng hợp lý sẽ bảo vệ sông, khai thác kinh tế, du lịch, thoát nước, hạ tầng giao thông như xây dựng đại lộ ven sông...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo