xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bắt chẹt công nhân

Bài và ảnh: THỐT NỐT

Cùng là công nhân làm thuê kiếm sống nhưng một số kẻ đã lợi dụng sự khó khăn của đồng nghiệp để cho vay nặng lãi bằng hình thức thế chấp CMND hoặc thẻ ATM

Hiện nay, hơn 100 công nhân làm việc tại Nhà máy Thủy sản đa quốc gia thuộc Công ty Đầu tư và Phát triển đa quốc gia (Công ty IDI, nằm trong Cụm Công nghiệp Vàm Cống tại xã Bình Thành, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) phải sống cảnh thắt lưng buộc bụng để dành tiền trả nợ. Khoản nợ này là lãi mẹ đẻ lãi con do đồng nghiệp của họ cho vay.

Lãi suất cắt cổ

Theo phản ánh của công nhân Công ty IDI, hiện có 3 người thuộc Nhà máy Thủy sản đa quốc gia chuyên cho những công nhân mới vào nghề hoặc gặp khó khăn đột xuất vay nặng lãi. Hình thức cho vay là trả góp có thế chấp bằng thẻ ATM hoặc CMND với lãi suất 20%/tháng.

Hàng trăm công nhân làm việc tại Nhà máy Thủy sản đa quốc gia thuộc Công ty IDI đang bị một số  đồng nghiệp “hút máu” bằng hình thức cho vay nặng lãi
Hàng trăm công nhân làm việc tại Nhà máy Thủy sản đa quốc gia thuộc Công ty IDI đang bị một số đồng nghiệp “hút máu” bằng hình thức cho vay nặng lãi

Anh Nguyễn Văn D., công nhân Công ty IDI, cho biết trong số những đối tượng đội lốt công nhân để cho vay nặng lãi có một người tên Hai Đương (quê TP Long Xuyên, tỉnh An Giang) và một đôi nam nữ là dân địa phương. Cả 3 người này đều có đàn em chuyên nắm tình hình khó khăn của công nhân trong công ty để môi giới cho vay. Đến hạn thanh toán, các con nợ phải cung cấp mã pin thẻ ATM để họ rút tiền. Sau khi tính toán tiền lãi, tiền gốc, họ giao lại số tiền thừa (nếu có) cho con nợ.

“Tôi cũng là nạn nhân của đám cho vay nặng lãi này khi mới vào làm việc tại công ty. Lúc đó, do tiền lương ít và cuối tháng mới được lãnh nên một công nhân tên H. giới thiệu tôi gặp Hai Đương để vay 1 triệu đồng, lãi suất 20%/tháng. Họ chỉ yêu cầu tôi giao CMND” - anh D. nhớ lại.

Theo anh D., những công nhân làm việc lâu năm sẽ được các đối tượng này cho vay với mức tương đương thu nhập hằng tháng (khoảng 5-6 triệu đồng). “Tôi hy vọng cơ quan chức năng sớm vào cuộc ngăn chặn tình trạng này để bảo vệ quyền lợi cho người lao động” - anh D. lo lắng.

Cơ quan điều tra vào cuộc

Cũng theo phản ánh của nhiều công nhân đang làm việc tại Công ty IDI, các đối tượng cho vay thường hăm dọa sẽ cấm cửa vào công ty đối với ai lảng tránh việc trả nợ.

Anh Trần Văn T., công nhân làm việc tại khâu xếp khuôn, cho biết hơn 1 năm trước, do cần gấp ít tiền để xoay xở trong lúc khó khăn, anh nhờ người bạn giới thiệu vay của Hai Đương 3,5 triệu đồng, lãi suất 15%/tháng. Theo giao kết, anh phải trả mỗi tháng 1 triệu đồng tiền gốc và lãi. Tuy nhiên, chỉ hơn 2 tháng sau, Hai Đương yêu cầu anh phải trả vốn gốc còn lại 1,5 triệu đồng cùng với khoản lãi phát sinh 1,2 triệu đồng.

“Tôi thật sự không hiểu số tiền lãi 1,2 triệu đồng này từ đâu ra. Tôi có hỏi về số tiền quá vô lý đó nhưng ông Hai Đương chỉ nói rằng nếu tôi không đồng ý trả nợ theo yêu cầu thì đừng mong có cửa vào công ty” - anh T. lo lắng.

Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện có rất nhiều công nhân bức xúc về việc cho vay nặng lãi của những đối tượng nêu trên nhưng không ai dám nói vì sợ bị trả thù. Vụ việc này được cán bộ địa phương phát hiện khi một công nhân mang theo hàng chục thẻ ATM đi rút tiền. Ngay sau đó, LĐLĐ huyện Lấp Vò đã đề nghị các cơ quan chức năng có biện pháp ngăn chặn. Hiện Ban Nội chính Tỉnh ủy Đồng Tháp và Huyện ủy Lấp Vò đã chỉ đạo Cơ quan CSĐT vào cuộc.

Theo ông Kiều Thế Tính, Chủ tịch LĐLĐ huyện Lấp Vò, nhu cầu vay vốn của công nhân ở các công ty trên địa bàn là rất lớn. Tuy nhiên, do nhiều người từ các địa phương khác đến làm việc, không thể tiếp cận vốn vay dạng tín chấp nên phát sinh tình trạng cho vay nặng lãi trong công nhân. Nhiều công nhân chỉ vay khoảng 3 triệu đồng mà phải gánh lãi lên đến hơn chục triệu đồng.

“Chúng tôi đang đề nghị Quỹ CEP xem xét cho công nhân địa phương được vay vốn ưu đãi với lãi suất 0,8%-1,0%/tháng. Những công nhân ngoài tỉnh đến đây làm việc cũng được vay linh hoạt với hình thức thế chấp bằng thẻ ATM để họ yên tâm lao động” - ông Tính cho biết.

Từng đuổi việc công nhân cho vay nặng lãi

Ông Hồ Mạnh Dũng, Giám đốc Ban Điều hành dự án Nhà máy Tinh luyện mỡ cá thuộc Công ty IDI, xác nhận vài năm trước, công ty từng buộc thôi việc một số công nhân cho vay nặng lãi.

“Chúng tôi sẽ báo cáo lại vấn đề mới phát sinh này cho lãnh đạo công ty biết để có hướng xử lý thích hợp. Nếu thông tin này là hoàn toàn chính xác thì công ty sẽ không nương tay đối với các đối tượng cho vay nặng lãi” - ông Dũng khẳng định.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo