Trong giấy phép lái xe (GPLX) ô tô hạng E này đã có ghi chú là GPLX mô tô hạng A1. Nhân viên tiếp nhận hồ sơ yêu cầu ông phải mang GPLX mô tô lên để được gộp chung với GPLX ô tô khi cấp thẻ nhựa. Tuy nhiên, ông Đức không đồng ý vì cho rằng trong GPLX ô tô đã thể hiện GPLX hạng A1, sao lại phải mang GPLX mô tô lên làm gì? Thắc mắc của ông được nhân viên lý giải là “phải gộp chung vì quy định bắt buộc như thế. Nếu không gộp chung thì sẽ thu hồi GPLX”. Không đồng ý với cách giải thích trên, ông Đức để hồ sơ lại và đi về.
Nhiều người lo ngại nếu họ có GPLX chung cho cả 2 loại (mô tô và ô tô), khi đi mô tô vi phạm luật giao thông mà bị giữ GPLX thì cũng như không còn GPLX ô tô. Anh Phạm Văn Hiếu (huyện Hóc Môn) chia sẻ: “Tôi không muốn gộp chung 2 GPLX vì nếu bị giữ GPLX coi như khỏi ra đường”.
Về vấn đề này, Phòng Quản lý Sát hạch và cấp GPLX - Sở Giao thông vận tải (GTVT) cho rằng: Thông tư 46/2012/TT-BGTVT của Bộ GTVT quy định: Mỗi người chỉ được cấp 1 GPLX bằng vật liệu PET. Khi cấp GPLX nâng hạng, cơ quan chức năng cắt góc GPLX cũ và giao cho người lái xe bảo quản. Trường hợp của ông Đức, căn cứ theo quy định trên thì ông phải nộp GPLX hạng A1 bằng vật liệu PET do Sở GTVT cấp năm 2013 để cắt góc theo quy định. Hiện GPLX có nhiều hạng và có thời hạn khác nhau (ô tô có thời hạn từ 5 năm đến 10 năm, mô tô không thời hạn) nên việc gộp chung khá bất tiện và ảnh hưởng quyền lợi của người dân. Sở GTVT đã có nhiều kiến nghị với Bộ GTVT xem xét để mỗi người nên có 1 GPLX mô tô và 1 GPLX ô tô, không nên gộp chung để người dân tiện sử dụng.
Bình luận (0)