xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Biến chứng” của bệnh thành tích

Hồ Hiếu

Sau khi Báo Người Lao Động số ra ngày 18-6 đăng bài viết “Thỏa thuận cho điểm… vô tư”, nhiều bạn đọc đã có những ý kiến phản hồi, tranh luận về vấn đề này

Bạn đọc Mai Văn Huy bày tỏ: Cách đây 17 năm, ông là học sinh chuyên khối A (toán, lý, hóa) cũng đi thi tốt nghiệp như các em bây giờ. Với đáp án: “Về kỹ năng, bài đủ 3 phần: mở bài - thân bài - kết luận, nội dung không đầy đủ”, ông cho rằng chỉ là yêu cầu đối với học sinh tốt nghiệp tiểu học nên hoàn toàn không xứng đáng được 2 điểm trong một kỳ thi tốt nghiệp THPT. Hơn nữa, “không tính lỗi chính tả - không yêu cầu viết thành đoạn văn” thì yêu cầu còn thấp hơn nữa.
 
img
Học sinh thi tốt nghiệp THPT 2011 tại TP Cần Thơ. Ảnh: CA LINH
 
Một bạn đọc là giáo viên cho rằng trong kỳ thi tốt nghiệp năm nay ở nhiều hội đồng thi, giám thị coi thi đã rất thoáng và tại không ít hội đồng thi, cảnh bát nháo đã trở lại, thí sinh mặc sức quay cóp.
 
Phải chăng đây là “sáng kiến” của các chuyên viên bộ môn ngữ văn của 11 sở GD-ĐT các tỉnh ĐBSCL nhằm cạnh tranh thành tích với các khu vực khác? Nếu đúng như thế thì kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay có nhiều điều đáng để thất vọng.
 
Cùng bức xúc với vấn đề trên, bạn đọc Phạm Duy cho rằng căn bệnh thành tích đã trở lại và “biến chứng” càng ngày càng trầm trọng. Một nền giáo dục mà không chú trọng vào những giá trị đích thực của việc đào tạo con người, lại chỉ loay hoay với những thành tích, chỉ tiêu, bằng khen... thì làm sao có thể phát triển tốt được?
 
Một bạn đọc khác gay gắt hơn: “Hội nghị, hội thảo để ký kết một văn bản đi ngược lại chủ trương của Bộ GD-ĐT vậy thì tổ chức thi tốt nghiệp làm gì để cực thân cực xác học sinh và thầy cô giáo? Bộ GD-ĐT năm tới cho 11 tỉnh, TP này miễn thi tốt nghiệp luôn đi”. Một bạn  đọc cảm thán: “Tôi là giáo viên dạy toán, đọc xong thấy rất buồn và…“bó tay”.  
 
Tuy vậy, một bạn đọc tên Trần Hùng cũng đã “thông cảm” với việc làm trên của 11 sở GD-ĐT ở ĐBSCL. “Có lẽ tác giả bài viết, cô giáo Đỗ Thị Lê, đã nhìn vụ việc theo con mắt của giáo viên chuyên văn, nơi mà học sinh được học kỹ hơn, sâu hơn về kỹ năng viết - học văn. Dẫu biết rằng học môn nào thì phải sâu môn đó nhưng với kiểu học toàn diện và lượng kiến thức quá tải như hiện nay thì học sinh có kham hết không khi kết thúc chương trình học chỉ cách kỳ thi tốt nghiệp khoảng một tháng?”- ông Trần Hùng băn khăn.
 
Theo ông Hùng, sự điều chỉnh này là hợp lý, là sự mạnh dạn chứ không thể nói là bệnh thành tích. Không lẽ sau 12 năm đèn sách mà chỉ qua kỳ thi sẽ làm thui chột ý chí của các em trước khi bước vào ngưỡng cửa mới?
 
Trong khi đó, một học sinh bày tỏ: “Cô ơi, em thật sự rất ủng hộ những gì cô đã làm! Nghĩa vụ của học sinh là học tập. Em vừa mới trải qua kỳ thi tốt nghiệp năm rồi và em thấy rằng đề thi ngay trong bản thân nó đã mang ý nghĩa “nhân đạo”. Nếu như lại có thêm một sự “nhân đạo” như thế này nữa thì quả thật rất tồi tệ! Tồi tệ vì học sinh sẽ ỷ lại, mất đi ý chí cầu tiến...”.
 
Học sinh này đặt vấn đề: “Kỳ thi tốt nghiệp quả thật rất quan trọng nhưng không phải là tất cả. Nếu các bạn học sinh vượt qua kỳ thi này bằng sự “nhân đạo” thì liệu các bạn có đủ năng lực để vượt qua kỳ thi đại học sắp đến?”.
 
“Tôi chân thành kính phục và chia sẻ lo lắng với cô Đỗ Thị Lê. Anh Đỗ Việt Khoa vì chống bệnh thành tích mà phải giã từ sự nghiệp giáo dục, không biết rồi cô bị đối xử thế nào?”.
(Bạn đọc Trần Thạch)
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo