xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Biện pháp mạnh nhưng phải đúng luật

Trường Hoàng ghi

Tăng cường nhiều biện pháp mạnh để xử lý hành vi vi phạm giao thông sau khi uống rượu bia nhằm kéo giảm tai nạn giao thông. Cần phải sửa luật để tịch thu ô tô, xe máy của của tài xế uống rượu, bia

Luật sư Cao Thế Luận, Đoàn Luật sư TP HCM:

Chưa ổn về mặt pháp lý

Trước kiến nghị của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia về việc tịch thu phương tiện tham gia giao thông và tước giấy phép lái xe có thời hạn của người uống nhiều rượu, bia, tôi nghĩ đa số người dân sẽ đồng tình. Tai nạn giao thông đang là nỗi đau của xã hội, một trong những nguyên nhân chính là do người tham gia giao thông uống rượu, bia.

Tuy nhiên, về mặt pháp lý vẫn chưa ổn. Trước tiên, đối với thẩm quyền xử phạt thì cơ quan nhà nước có quyền tịch thu phương tiện của người dân hay không?

Giữa chủ xe và người lái xe là hai khách thể khác nhau, nếu tịch thu phương tiện là xâm phạm quyền sở hữu… Vì vậy, cần phải phân ra các trường hợp cụ thể để xử phạt. Trường hợp chính chủ cùng tham gia giao thông; ô tô cá nhân do tài xế riêng chở chính chủ hoặc xe máy do của mình nhờ người khác chở và cả hai cùng sử dụng rượu bia thì tôi cho rằng trong trường hợp này vẫn có thể tịch thu xe mặc dù người lái không phải là chính chủ.

Trong trường hợp lái xe không phải là chính chủ, xe do thuê mướn… thì có thể xử phạt theo hình thức phạt tiền lái xe với mức cao hoặc có thể áp dụng chế tài phi hình sự khác như lao động công ích, tịch thu vĩnh viễn bằng lái đối với lái xe không chịu nộp phạt mà không áp dụng việc tịch thu phương tiện. Trong trường hợp này, chủ xe không có lỗi.

Ngoài ra, chúng ta cần phải cân nhắc đến việc xử lý phương tiện bị tịch thu, xây dựng cơ chế xử lý như thế nào? Nếu bán đấu giá công khai thì chủ phương tiện có được ưu tiên mua lại hay không? Cơ quan nào bán?...

 

Kiểm tra độ cồn người đi xe máy tại TP HCMẢnh: thành đồng

Kiểm tra độ cồn người đi xe máy tại TP HCM. Ảnh: THÀNH ĐỒNG

 

Tiến sĩ Phạm Sanh, Chuyên gia giao thông:

Gieo nhận thức lâu dài về tác hại của rượu, bia

Việt Nam luôn nằm trong số các nước có mức tiêu thụ rượu, bia cao nhất thế giới. Biện pháp xử lý tài xế tham gia giao thông sau khi uống rượu, bia tại các nước đều có nhiều hình thức, từ nhẹ đến nặng như: giáo dục, phạt tiền, tước giấy phép, tịch thu phương tiện, phạt tù… Thế nhưng, hầu như các nước rất hạn chế tịch thu phương tiện vì nhiều lý do liên quan đến cơ sở pháp lý và tính khả thi.

Tại Việt Nam, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 nói về giải pháp tịch thu phương tiện cũng chưa rõ, hành vi vi phạm hành chính của người điều khiển phương tiện giao thông do uống nhiều rượu bia cũng chưa được nhắc tới. Các luật và văn bản pháp quy về giao thông cũng chưa điều chỉnh nhiều về hành vi vi phạm nồng độ cồn và giải pháp tịch thu phương tiện.

Ngoài ra, đối với người Việt Nam, chiếc xe máy thậm chí ô tô nhiều khi không chính chủ; người ta được quyền mượn, thuê thông qua hợp đồng hoặc có rất nhiều cách khác để sử dụng một phương tiện không phải sở hữu của mình. Rồi phương tiện giao thông lại có quá nhiều lực lượng quản lý như xe ngoại giao đoàn, xe công an, xe quân đội, xe chuyên dùng… nếu vi phạm thì tịch thu như thế nào. Chưa kể tịch thu xong, vấn đề đấu giá, thanh lý, giải quyết các quan hệ pháp lý về quyền sở hữu… còn quá nhiều quy định chưa rõ ràng.

Như vậy, với một giải pháp mang tính đột phá nhưng đầy kịch tính như việc tịch thu phương tiện mà ngành giao thông vận tải đề xuất, rủi ro không khả thi khá lớn do hệ thống văn bản pháp luật chưa quy định cụ thể rõ ràng, chưa có tiền lệ và thông lệ thành công trong nước cũng như trên thế giới, chưa phù hợp với quan hệ sử dụng -  sở hữu truyền thống của người Việt. Nhưng điều quan trọng của những nhà quyết định chính sách chính là phải gieo được nhận thức lâu dài đối với người dân về tác hại rượu, bia.

 

Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam:

Luật chưa có thì sửa luật để xử lý

Những ngày qua trên các phương tiện truyền thông, phần lớn người dân đồng tình với đề xuất tịch thu ô tô, xe máy khi người điều khiển uống nhiều rượu, bia. Sự đồng tình này thể hiện họ rất bất bình với các hành vi vi phạm giao thông cũng như việc uống rượu, bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông bởi nó gây ra rất nhiều hệ lụy thảm khốc, đau lòng. Vậy thì luật pháp phải đi theo lòng dân chứ không thể cứ viện lý do là đề xuất trái luật để bác bỏ. Luật cũng từ dân mà ra, từ thực tế cuộc sống, vì dân mà phục vụ. Nếu thấy luật chưa phù hợp thì phải kiến nghị Quốc hội xem xét để điều chỉnh, sửa luật cho phù hợp.

Trước mắt, khi chúng ta chưa sửa được luật thì có thể đề nghị Chính phủ ban hành các quy định tăng mức xử phạt thật nặng bằng tiền và các hình phạt bổ sung để ngăn chặn những hành vi này.

V.Duẩn ghi

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo