xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bỏ hoang công trình nước sạch

Bài và ảnh: Hoàng Phúc

Toàn tỉnh Quảng Bình có 103 công trình nước sạch nông thôn được đầu tư hàng trăm tỉ đồng. Hiện nay có tới 26 công trình “đắp chiếu”, 14 công trình sắp phải khai tử, số còn lại hoạt động kém hiệu quả.

Cao Quảng là một xã miền núi của huyện Tuyên Hóa được đầu tư 2 công trình nước sạch là Khe Táu (xây dựng năm 2007) từ nguồn vốn “Chương trình 135” và Khe Trồi (xây dựng năm 2008) từ nguồn vốn “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới” để phục vụ hàng trăm hộ dân nơi đây. Tuy nhiên, mới đưa vào sử dụng chỉ ít năm, công trình đã hư hỏng và bỏ hoang.

Ông Phan Văn Bình, một người dân ngụ xã Cao Quảng, cho biết: “Khi vừa xây xong công trình Khe Táu, bà con ai cũng vui mừng vì sẽ có nước sạch để sinh hoạt. Thế mà mới dùng được hơn một năm thì nước không chảy được. Từ đó, bà con lại lên rừng lấy nước suối về dùng như trước”.

 

Công trình nước sạch ở xã An Ninh, huyện Quảng Ninh “đắp chiếu” từ nhiều năm nay
Công trình nước sạch ở xã An Ninh, huyện Quảng Ninh “đắp chiếu” từ nhiều năm nay

 

Ông Phan Văn Tiến, Trưởng Ban Quản lý công trình nước sạch xã Cao Quảng, cho biết 2 công trình nước sạch trên lấy nước từ các con suối trong rừng dẫn về bể chứa. Tuy nhiên, nguồn nước ngày một cạn kiệt, ống nước bị mưa lũ làm hư hỏng, hồ chứa thì xuống cấp, ô nhiễm mà kinh phí để sửa chữa thì không có.

Tương tự, những công trình nước sạch ở các xã Mai Hóa (huyện Tuyên Hóa), Hoa Thủy (huyện Lệ Thủy), An Ninh (huyện Quảng Ninh)… được đầu tư xây dựng nhiều tỉ đồng, mang hy vọng đem lại nguồn nước sạch cho người dân địa phương nhưng đến nay đã hư hỏng toàn bộ.

Ông Nguyễn Văn Được, Giám đốc Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường tỉnh Quảng Bình, cho biết nguồn vốn đầu tư vào các dự án nước sạch rất ít, chủ yếu dựa vào nguồn của trung ương. Khi các công trình bị hư, kinh phí chỉ đủ sửa chữa một số công trình trọng điểm.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Phan Văn Khoa, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình, cho rằng để khai thác và đưa vào vận hành các công trình cấp nước sạch nông thôn hiệu quả, mỗi địa phương cần thành lập một tổ quản lý, vận hành nhằm quản lý việc cung cấp nước cho người dân. “Sắp tới, chúng tôi sẽ yêu cầu các nhà quản lý ở các công trình nước sạch phải có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ tài sản. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ tổ chức đào tạo, tập huấn chuyên môn để nâng cao kỹ năng quản lý công trình nước sạch thật tốt” - ông Khoa trình bày.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo