xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cần thay đổi cách chống ngập

Tiến sĩ Phạm Sanh

Đợt triều cường vừa qua tại TP HCM tiếp tục báo động tình trạng triều năm sau cao hơn năm trước; ngập rộng hơn, sâu hơn và thời gian dài hơn; tất nhiên, người dân khổ hơn, bức xúc hơn.

Trong cuộc họp “cầu cứu” mới đây tại quận Bình Tân, lãnh đạo quận này báo cáo tình hình thiệt hại do triều ngập ảnh hưởng quá lớn đến sản xuất, sinh hoạt của doanh nghiệp và người dân. Sở Tài chính TP HCM thì nhận định hiệu quả các dự án chống ngập của Sở Giao thông Vận tải và Trung tâm Điều hành chống ngập nước quá “tù mù”. Lãnh đạo Sở  Giao thông Vận tải cho rằng số liệu triều cường quá lạc hậu, cần làm lại quy hoạch chống ngập...

Chờ lập lại quy hoạch, chờ thẩm định dự án, chờ vốn..., người dân có thể chờ được nhưng sẽ khiến nhiều người nghi ngờ bởi dự án chống ngập đã triển khai nhưng ngập vẫn tiếp tục và còn ngập phức tạp hơn trước. Điều này sẽ còn kéo dài nếu không thay đổi cách nhìn và cách chống ngập hiện nay của TP HCM (thậm chí trên cả nước). Với tốc độ dâng cao đỉnh triều như hiện nay, không quy hoạch và công trình nào theo kịp.

Triều cường gây ngập nặng khu vực đường Lương Định Của, quận 2, TP HCM
Ảnh: 
Hải Liên
Triều cường gây ngập nặng khu vực đường Lương Định Của, quận 2, TP HCM Ảnh: Hải Liên

Trong nhiều nghiên cứu khoảng 10 năm trở lại đây, các nhà khoa học môi trường thế giới thường xếp TP HCM vào tốp 10 đô thị trên thế giới có nguy cơ cao nhất bị nước biển dâng ảnh hưởng ngập đô thị. Nhưng cũng mới đây, một số nghiên cứu trên 5 thành phố lớn có tốc độ đô thị hóa nhanh, trong đó có TP HCM, kết quả cho thấy ảnh hưởng ngập do diễn biến khí hậu toàn cầu không nguy hiểm bằng chuyện thành phố đang lún xuống. Nước biển dâng cao do diễn biến khí hậu mỗi năm chỉ từ 3-10 mm, trong khi thành phố lún mỗi năm từ 6-100 mm. Đối chiếu lại với TP HCM, các số liệu này khá đúng khi so sánh con số nước biển dâng cao ở Vũng Tàu và cao độ triều cường ở TP HCM từng năm qua. Lún thành phố thường do 2 nguyên nhân chính, hiện tượng bơm hút nước ngầm và tăng tải trọng công trình lên đất nền, đặc biệt trên các khu vực nền đất yếu.

Như vậy, TP HCM nên nhanh chóng có một nghiên cứu căn cơ về hiện tượng triều cường năm sau cao hơn năm trước, phân tích định lượng các nguyên nhân (yếu tố sóng gió, bùn lấp, giảm diện tích mặt thoáng, công trình ngăn triều...) và đặc biệt là các nguyên nhân gây lún đô thị. Không nên ngập đâu chống đó, ngập tiếp thì đổ do... trời và suy nghĩ có tiền là hết ngập, thiên về các biện pháp công trình thủy công. Kinh nghiệm thế giới đã vạch ra bài học: Dân số đô thị các vùng ven biển càng tăng nhanh, xây kè đập càng cao thì mực nước triều dâng lên càng mau vì thiếu các nghiên cứu khoa học tổng hợp và bền vững.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo