xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cẩn trọng với hạt methi!

Thanh Nhân

Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu chính thức về công dụng chữa bệnh của hạt methi

Vài tháng trở lại đây, nhiều người mắc bệnh tiểu đường rỉ tai nhau về công dụng chữa bệnh thần kỳ của một loại hạt gia vị có xuất xứ từ Ấn Độ - hạt methi (còn gọi là hạt cà-ri) - với hy vọng đẩy lùi bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, tác dụng thật của loại hạt này ra sao vẫn còn là một câu hỏi lớn.
 
Trị bách bệnh?!
 
Theo hướng dẫn của một người bạn bị tiểu đường đang dùng hạt methi mỗi ngày, chúng tôi vào mạng gõ từ khóa “hạt methi”, kết quả hiện ra hàng trăm đường link website có bài viết giới thiệu về nguồn gốc xuất xứ, công dụng chữa bệnh của loại hạt này kèm theo đó là các số điện thoại liên lạc, địa chỉ bán hàng trực tiếp và qua mạng. Một số website còn hướng dẫn cách chế biến các món ăn từ hạt này như nấu canh, nấu chè, cháo, pha nước uống…
 
img
Hạt methi được quảng cáo và rao bán nhiều trên mạng

Tại một website, hạt methi được giới thiệu là “thuốc quý” của những bệnh nhân tiểu đường với tác dụng như giảm số lần tiểu tiện, chống giảm cân đột ngột, tăng đề kháng, giảm mệt mỏi và đặc biệt có tác dụng giảm tới 54% lượng đường trong nước tiểu người bệnh; chữa được bệnh sỏi thận, đau bao tử, sưng chân, tăng tiết sữa… hạt methi còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, bổ sung vi chất và giúp chống ô xy hóa tế bào cơ.

Nếu người bình thường không có bệnh tật gì thì dùng hạt methi để… phòng ngừa bệnh tật, tốt cho não, cải thiện chứng chán ăn và dưỡng da, thậm chí là trị gàu, nhuận tràng…

Coi chừng tiền mất tật mang

Đem thắc mắc về hạt “thần dược” methi trao đổi với thạc sĩ – dược sĩ Trần Văn Trễ, Trưởng Khoa Dược – Viện Y Dược học Dân tộc TPHCM, chúng tôi được biết tại Việt Nam, công dụng chữa bệnh của hạt này chưa được nghiên cứu và thể hiện trong y văn. Dược sĩ Trần Văn Trễ cho biết thêm hiện tại, Viện Y Dược học dân tộc không sử dụng hạt này như một vị thuốc trong điều trị bệnh tiểu đường hoặc các bệnh liên quan đến đường huyết. Vì vậy, bệnh nhân, người dân cần thận trọng khi sử dụng hạt methi để tránh “tiền mất tật mang”, nhất là không được chủ quan vào những biểu hiện thuyên giảm bệnh nếu có khi dùng

hạt methi mà lơ là theo dõi, điều trị bệnh.

Được biết, hạt methi có tên khoa học là trigonella foenum - graecim L., thuộc họ đậu. Cây thuộc loại bán khô hạn, hiện diện nhiều ở Ấn Độ, Nepal, Pakistan, Bangladesh, Argentina, Hy Lạp, Pháp, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ… Kinh nghiệm dân gian cho thấy hạt có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, hạ mỡ máu, giảm đường huyết, bổ thận, giảm đau. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công nhận tác dụng hạ đường huyết của hạt methi nhưng đến nay, Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) vẫn chưa chấp thuận sử dụng hạt này làm thuốc do chưa đủ chứng cứ khoa học về hiệu quả và tác dụng phụ.
 
Ngoài ra, các nghiên cứu về tác động dược lý của hạt đối với bệnh tiểu đường vẫn đang được thực hiện. Cho nên, trước khi có câu trả lời thực sự về vai trò của loại thảo dược này, người tiêu dùng cần hết sức thận trọng khi sử dụng hạt methi.

Bên cạnh đó, mặc dù là một loại hạt gia vị nhưng nếu dùng nhiều, hạt methi cũng có tác dụng phụ như làm cho mồ hôi, nước tiểu có màu cà-ri. Một số người dị ứng với hạt methi sẽ bị khó thở, phát ban, phù lưỡi, mặt và môi. Nghiêm trọng hơn, hạt methi có thể tương tác với nhiều loại thuốc khác; khi uống hạt methi với các thuốc hạ đường huyết khác có thể gây tụt đường huyết xuống dưới mức bình thường, rất nguy hiểm.

Kinh doanh hạt methi siêu lợi nhuận

Hiện có khá nhiều công ty phân phối hạt methi trên thị trường cả nước, nhất là tại các TP lớn như TPHCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng…
 
Mặc dù hạt được quảng cáo chủ yếu qua mạng, thông qua nhiều đại lý và kênh phân phối nhưng giá bán hạt methi tại thị trường Việt Nam khá thống nhất, ở mức 280.000 - 320.000 đồng/kg. Tuy nhiên, một chủ doanh nghiệp chuyên nhập khẩu và phân phối hạt ngũ cốc, gia vị cho biết anh thật sự “sốc” với giá gốc và giá bán của hạt methi.

Theo anh này, hạt methi ở Ấn Độ chỉ được dùng như một loại gia vị truyền thống, giá xuất khẩu chỉ vài trăm USD/tấn. Trong khi đó, khi nhập về Việt Nam, hạt methi được quảng cáo rầm rộ là có công dụng chữa bệnh, giá bán đẩy lên 320.000 đồng/kg, tương đương hơn 15.000 USD/tấn.
 
Với món hàng siêu lợi nhuận như vậy, nhiều doanh nghiệp phân phối liên tục quảng cáo, hướng người dân quan tâm và tin vào công dụng chữa bệnh của hạt methi để  bán hàng, thu lợi.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo