xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cha mẹ của 600 trẻ bụi đời, cơ nhỡ

B.H.Thanh

(NLĐO)- Hơn 30 năm qua, vợ chồng ông Vũ Tiến và bà Vũ Thị Ngọc Oanh đã nhận nuôi, chăm sóc hơn 600 trẻ em lang thang cơ nhỡ hoặc có hoàn cảnh khó khăn trên khắp cả nước.

Sau nhiều lần hẹn, một buổi chiều sát tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, chúng tôi tìm đến nhà ông Vũ Tiến và bà Vũ Thị Ngọc Oanh (số 13 Ngô Văn Sở, tổ 5, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội). Đây từng là nơi sinh sống và trưởng thành của 600 trẻ mồ côi, lang thang cơ nhỡ hoặc có hoàn cảnh khó khăn suốt hơn 30 năm qua.

Nhiều lần "chết đi sống lại"

Tiếp chúng tôi là ông Vũ Tiến, người đàn ông năm nay hơn 80 tuổi, tóc đã bạc trắng. Ông Tiến sức khỏe đã yếu, hiện ông còn bị bệnh tiểu đường hành hạ. "Tôi bị tiểu đường nhiều năm nay, ăn uống phải hạn chế hết sức, uống thuốc tiêm thuốc hàng ngày. Không biết còn sống được bao lâu nhưng tôi vẫn lạc quan, yêu đời" - ông Tiến cho hay.

Căn nhà 13 Ngô Văn Sở hiện đang là địa điểm kinh doanh của gia đình ông Tiến, nơi đây vợ chồng ông Tiến đang nuôi dưỡng 7 trẻ em có hoàn cảnh éo le ở nhiều địa phương khách nhau. Căn nhà này được đặt với cái tên "Gia đình trẻ mồ côi xa mẹ", mỗi đứa trẻ đều có những hoàn cảnh đáng thương khác nhau. "Có đứa bố bị bệnh tâm thần rồi giết mẹ nên được địa phương gửi lên nhờ nuôi, có đứa thì mẹ có thai nhưng không có bố, đứa thì gia đình khó khăn quá nên chính quyền nhờ nuôi dưỡng...." - ông Tiến kể.

Cha mẹ của 600 trẻ bụi đời, cơ nhỡ - Ảnh 1.
Cha mẹ của 600 trẻ bụi đời, cơ nhỡ - Ảnh 2.

Ông Vũ Tiến xúc động chia sẻ lại những kỷ niệm của cuộc đời

Nhớ lại những kỷ niệm cũ, ông Vũ Tiến không kìm được nước mắt, chia sẻ: "Tôi sinh ra ở Sài Gòn, trong một gia đình khá giả. Nhưng sau đó bố tôi mất, khoảng năm 10 tuổi thì được ra Hà Nội. Tôi cũng là trẻ mồ côi, từng lang thang cơ nhỡ, phải chịu cảnh đói cơm, khát nước, ốm đau mà không có người thân bên cạnh. Dù chỉ là một đứa trẻ nhưng tôi đã phải làm đủ nghề để kiếm sống. Tôi đã nhiều lần chết đi sống lại nhưng dù rơi vào hoàn cảnh nào thì tôi cũng vươn dậy tiếp tục sống. Có lần ở Yên Bái, tôi bị ốm, người ta tưởng đã chết nên đưa ra chợ rồi đắp cho mảnh chiếu, nhiều người dân cứ xúm lại xem thì tôi bất ngờ tỉnh dậy, người ta đưa cho bát cháo húp lấy húp để và rồi lại cứ thế sống tiếp".

Sau nhiều năm bôn ba ở nhiều tỉnh miền Bắc, ông Tiến về lại Hà Nội, sau đó đi bộ đội, đến năm 27 tuổi mới vào học đại học. Ông Tiến được nhận vào công tác ở Đoàn Văn công Công an nhân dân vũ trang. Sau nhiều năm cống hiến, ông rời quân ngũ về nhà phát triển kinh tế. Lúc đó, ông Tiến trở lại thăm những nơi ngày xưa mình từng phiêu bạt như: Ga Hàng Cỏ, bãi sông Hồng, cầu Long Biên và gặp cảnh rất nhiều trẻ em đang lang thang kiếm sống. Ông đau đáu ý định giúp đỡ, chăm lo cho các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được có mái ấm, được thoát nghèo bằng chính năng lực của bản thân.

Đau đáu ước vọng thoát nghèo bền vững cho trẻ

Hơn 30 năm qua, 2 vợ chồng ông Tiến, bà Oanh đã tận tay chăm sóc, chăm lo cho nhiều thế hệ, nhiều trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Trong suốt cuộc trò chuyện với chúng tôi, ông Tiến không khỏi lo lắng về sức khỏe, về tương lai của các em. "Hiện nay vợ chồng tôi đang nuôi dưỡng 7 trẻ tại nhà và đỡ đầu nhiều trẻ ở các địa phương khác. Ngoài 7 trẻ đang tuổi ăn học thì những cháu nào dù đã đi làm kiếm được tiền nhưng hoàn cảnh chưa ổn định thì tôi vẫn cho ở lại đây cho ăn cho ở để đỡ đần các cháu phần nào. Tôi dự định sau khi 7 đứa trẻ này ổn định thì vợ chồng tôi sẽ không nuôi tập trung ở nhà này nữa. Không phải tôi dừng công việc hơn 30 năm này lại mà sẽ chuyển sang hình thức khác, tôi vẫn giúp đỡ các cháu, tuy nhiên giờ sức khỏe, thời gian không còn được như xưa nữa " - ông Tiến nói.

Cha mẹ của 600 trẻ bụi đời, cơ nhỡ - Ảnh 3.
Cha mẹ của 600 trẻ bụi đời, cơ nhỡ - Ảnh 4.

Những đứa trẻ được vợ chồng ông Tiến bà Oanh dạy những kỹ năng sống, dạy âm nhạc, dạy luật pháp...

Mục tiêu xuyên suốt 30 năm qua của vợ chồng ông Tiến là nuôi dạy các cháu trở thành những người lương thiện, biết chấp hành các quy định của pháp luật, đặc biệt phải xóa nghèo bền vững, tự đi lên bằng chính năng lực của bản thân. Những đứa con, đứa cháu trưởng thành từ "Gia đình trẻ mồ côi xa mẹ" đã và đang tiếp tục kế thừa những việc làm nhân ái của ông bà, giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh.

Hàng ngày, ông Tiến dạy các trẻ âm nhạc, dạy pháp luật, dạy cách sống… ông Tiến cho rằng âm nhạc chính là chìa khóa để mở ra khả năng học hỏi của con người. Quá trình tiếp xúc và hoạt động âm nhạc sẽ hình thành nên một nhân cách phát triển toàn diện, hài hòa. Mỗi trẻ em sinh sống ở đây, ngoài việc học tập tại trường thì đều được học những bài hát về tình cảm gia đình, chơi đàn piano, diễn kịch, múa dân gian. Có nhiều em còn được sang Nhật, Ý, Thái Lan biểu diễn theo những chương trình giao lưu để quảng bá các giá trị nghệ thuật tiêu biểu, độc đáo của Việt Nam tới bạn bè quốc tế.

"600 trẻ mồ côi được nuôi dưỡng lớn lên đều khỏe mạnh, có việc làm ổn định, có người đã lập gia đình. Nhiều người rất thành công khi có trong tay hàng trăm tỉ đồng, vẫn thường xuyên gặp gỡ chia sẻ, giúp đỡ các thế hệ sau. Hiện nay, gia đình tôi vẫn duy trì hoạt động một công ty du lịch, kinh doanh cà phê buổi sáng, bán cơm bình dân vào buổi trưa và buổi tối để có thu nhập thực hiện những dự định và để nuôi dạy 7 đứa trẻ" - ông Tiến chia sẻ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo