xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chiếc chổi tre, cái xe đẩy: lạc hậu quá rồi!

Quang Hòa- ảnh: TSNC

(NLĐO)- Đã có hàng trăm tỷ đồng đầu tư cho bao nhiêu giáo sư, tiến sĩ để làm nhiều đề tài nghiên cứu cấp trung ương, địa phương. Nhưng tuyệt nhiên không có ai nghiên cứu cải tiến chiếc chổi tre và cái xe đẩy của người công nhân quét rác để họ đỡ nhọc nhằn hơn.

img
Bao nhiêu năm nay, chiếc chổi của người công nhân quét rác vẫn không thay đổi. Ảnh: TSNC
 
Sáng nay đi ra ngõ ăn sáng, tôi lại gặp chị lao công của khu phố, đen đúa, gầy gò và nhọc nhằn đẩy chiếc xe chở rác đầy ắp và bè cả sang hai bên làm chật cả lối đi. Mùi hôi thối tỏa ra xung quanh và ruồi nhặng bâu đầy xe khiến những người qua đường nhăn mặt, bịt mũi và rảo vội bước chân.
 
Nhưng sau khi chị đi qua, con hẻm vừa được chị quét dọn sạch sẽ lại được mọi người tiếp tục xả rác vô tư. Toàn là rác của thời hiện đại như vỏ hộp sữa bằng giấy, vỏ bao bim -bim… và những thứ phế thải như rau già, bì lợn, chuột chết...
 
Điều tôi buồn ở đây là, cứ đến đêm 30 tết, tôi lại thấy có những vị hồng hào béo tốt, ăn bận sang trọng đi chia quà (một gói mứt, một gói mỳ chính, một chai rượu mùi quốc doanh, dăm bao thuốc lá) cho một vài nhóm công nhân quét rác. Sau đó, những vị này lại tươi cười bá vai họ để quay phim phát lên truyền hình cho cả nước biết là xã hội rất quan tâm đến những người sinh ra đã "nhận lấy trọng trách rất vinh quang là giữ gìn phố phường luôn sạch đẹp".
 
Sau khoảnh khắc cười tươi với những người sang  trọng, xa lạ trước ống kính truyền hình, các chị lại miệt mài với công việc nhọc nhằn, mất vệ sinh với đồng lương khiêm tốn cho đến tận tinh sương sáng mồng một Tết mới về.
 
Tôi không rõ có thật sự là những công nhân quét rác này thấy vinh quang, hạnh phúc và yêu quý công việc như báo chí thường ca ngợi hay không. Nhưng tôi tin một điều, nếu có thể chọn một công việc nhàn hơn một chút, sạch sẽ hơn một chút, thu nhập cao hơn một chút thì chắc họ – cũng như quy luật cuả muôn đời – không từ chối.
 
img
Chiếc áo phản quang đủ bốn bên có lẽ là cải tiến duy nhất. Ảnh: TSNC
 
Nhìn những người công nhân này, tôi chợt nhớ về bài thơ “Tiếng chổi tre” của nhà thơ Tố Hữu. Hơn 50 năm trước, trong một đêm không ngủ ông đã khắc họa hình ảnh người lao công với chiếc chổi tre đơn giản, miệt mài trên những con phố ngắt trong những đêm hè, đêm đông dài hun hút. 

Nửa thế kỷ sau, cuộc sống thay đổi quá nhiều. Đường xá bây giờ nhiều hơn, dài hơn và rộng hơn và chắc chắn là nhiều rác hơn 50 năm trước đây. Bây giờ, nhà nhà, người người đều khấm khá với nhà lầu xe hơi. Bao nhiêu là cao ốc, nhà máy, xí nghiệp, khu chế xuất hiện đại mọc lên.

Nhưng chỉ có cuộc đời những người công nhân quét rác vẫn vậy. Vẫn chiếc chổi tre và chiếc xe thùng đẩy tay bằng sắt nham nhở có dung tích tận 720 lít. Nếu có gì khác xưa thì chỉ là chiếc áo bảo hộ có các vạch phản quang để xe cộ nhận biết từ xa mà không đâm vào họ.
 
Đã có hàng trăm tỷ đồng đầu tư cho bao nhiêu giáo sư, tiến sĩ để làm nhiều đề tài nghiên cứu cấp trung ương, địa phương. Nhưng hơn nửa thế kỷ qua, không có ai nghiên cứu cải tiến chiếc chổi tre và cái xe đẩy đời quét rác của những công nhân này đỡ nhọc nhằn hơn.
 
Bản thân tôi chỉ có thể giúp các chị bằng cách vứt rác ra đường, phân loại rác...  Nhưng cố gắng đó liệu có giúp được gì cho các chị khi mà xã hội này dù hiện đại bao nhiêu, phát triển bao nhiêu vẫn còn quá thờ ơ với những người đêm ngày làm sạch đường phố.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo