Thứ Năm, 9/1/2025
xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chiến thắng tử thần

Ca Linh

Xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long nổi tiếng bởi 2 chuyện

Đây là nơi trồng đặc sản bưởi Năm Roi ngon nức tiếng cả nước và sau sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ, nơi đây nhận được sự quan tâm nhiều nhất bởi là địa bàn cư ngụ của hầu hết công nhân tử nạn.

 

img

Là một trong những nạn nhân may mắn sống sót từ sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ vào ngày 26-9-2007 làm 55 người tử nạn, đến giờ, ông Võ Văn Phước (50 tuổi, ngụ ấp Mỹ Thới 1) vẫn không thể nhớ được tấn thảm kịch ngày đó. “Bây giờ tôi hay quên trước, quên sau nhiều chuyện. Cả tay trái và chân trái hay đau nhức, không làm được việc nặng, mắt mờ hẳn đi”.

Hơn 8 năm trước, nghe nhiều thanh niên trong xóm rủ nhau đi làm công nhân ở công trình cầu Cần Thơ, ông Phước cũng đăng ký tham gia. Nào ngờ, khi ông đang đóng cốp pha đoạn nhịp dẫn cầu Cần Thơ thì xảy ra sự cố sập nhịp, làm ông chấn thương vùng đầu, xuất huyết nãohôn mê sâu, thương tật 75%. Hôm xảy ra sự cố, mãi đến 16 giờ, bà Phạm Thanh Thúy (46 tuổi, vợ ông) mới nghe bà con ở xóm báo tin vụ sập nhịp dẫn, nhiều công nhân bị vùi. Hớt hơ hớt hải chạy đến thì chồng bà đã được đưa vào Bệnh viện Quân y 121 ở Cần Thơ cấp cứu.

Ông Phước hôn mê suốt một tháng. Gia đình tưởng ông không qua khỏi nên đã chuẩn bị tâm lý lo hậu sự. Nào ngờ, sau hơn một tháng nằm viện, ông tỉnh lại nhưng không nhớ ai, kể cả người vợ bao năm đầu ấp tay gối. Nhiều đêm, ông la thất thanh rồi choàng tỉnh sau những cơn ác mộng khủng khiếp.

Ba tháng sau đó, sức khỏe ổn định, ông Phước được đưa về nhà điều trị và mãi đến tháng thứ 11, ông mới nhớ ra vợ con và người mẹ già. Bà Thúy kể rằng sức khỏe chồng bà bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ông ấy hay quên, các ngón tay ở bàn tay trái bị co rút, không làm được việc nặng. Cứ 2-3 tháng, người nhà phải chở ông đi bệnh viện thăm khám một lần.

Sau sự cố, ông Phước được hỗ trợ tổng cộng hơn 400 triệu đồng, trong đó có sổ tiết kiệm cho con trai là Võ Hữu Thọ (SN 1995) trị giá 80 triệu đồng. Toàn bộ số tiền này, gia đình ông Phước dành lo cho con ăn học và phát triển kinh tế. Hiện nay, Thọ đã học xong và lấy bằng y sĩ tại Trường Trung cấp Y Dược Phạm Ngọc Thạch (Cần Thơ). “May mắn là con trai tôi rất ngoan, nghe lời cha mẹ nên cố gắng học hành. Giờ tôi chỉ mong sao cháu Thọ thành đạt; sức khỏe mình tốt hơn để đi đây đó, chứ 8 năm nay tôi chỉ ở nhà, còn không thì nằm bệnh viện” - ông Phước mong mỏi.

Từ số tiền hỗ trợ, mỗi năm, bà Thúy trích ra khoảng 600.000 đồng để mua bảo hiểm y tế cho ông Phước vì ông thường bị cảm, đau nhức khi trở trời. Một phần tiền để làm kinh tế như: trồng bưởi, nuôi heo, nấu rượu... Do sức khỏe ông Phước yếu, không làm việc nặng được nên vợ chồng ông bàn nhau trồng 3 công bưởi với gần 200 gốc. Hằng ngày, hai vợ chồng ra vườn tưới cây, về nhà chăm sóc hoa kiểng để vui thú điền viên.

Ông Huỳnh Minh Thiệt, Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Mỹ Hòa, nhận xét sau khi gia đình các nạn nhân nhận được tiền hỗ trợ từ sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ, chính quyền địa phương đã đến vận động những hộ này dùng tiền lo cho con cái và làm ăn. Trong đó, gia đình ông Phước đã sử dụng đúng số tiền hỗ trợ, hiện nay vươn lên là gia đình khá giả ở địa phương.

Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo