xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chuyện hẻm và quy hoạch mở rộng hẻm: Cải thiện hệ thống giao thông từ hẻm liên thông

KTS Phan Tấn Lộc (Pháp)

Tận dụng những con hẻm liên thông thành những tuyến đường đúng nghĩa, qua đó giải quyết cùng lúc việc cải thiện hệ thống giao thông, chỉnh trang cảnh quan đô thị và cải thiện an toàn PCCC

Vào cuối năm 2019, khi lãnh đạo TP HCM kêu gọi kiều bào đóng góp ý kiến cho sự phát triển của thành phố, tôi đã kiến nghị về việc cải tiến mạng lưới giao thông toàn thành phố từ những con hẻm.

Duy trì những con hẻm hiện hữu

Cụ thể: Xây dựng thêm hệ thống đường từ những con hẻm liên thông; lấy đất đủ để xây dựng hẻm và lấy thêm đất hai bên đường để xây dựng những tòa chung cư thấp tầng dùng cho việc tái định cư tại chỗ. Đương nhiên, phải tính đến phương án kiến trúc phù hợp để không ảnh hưởng nghề nghiệp sinh sống của người dân.

Về hình hài không gian sau khi "xử lý" những con hẻm liên thông, trước khi đưa ra giải pháp cụ thể, cần nói đến nhận thức về không gian. Tương tự các dòng sông chảy xuyên qua một thành phố, khi bề rộng rất lớn thì nó là yếu tố chia cắt; khi bề rộng nhỏ hẹp hơn như con rạch, con mương thì nó lại là yếu tố kết nối. Mối quan hệ của những cư dân trong các khu hẻm nhỏ rất thân thiết và gần gũi. Chính môi trường sống này giúp hình thành những làng đô thị mà các nhà hoạch định phát triển đô thị mong muốn. Đó là sự hình thành và tồn tại các cấu trúc cộng đồng xã hội trong lòng đô thị.

Về tính đa dạng không gian và tính quân bình, trong cuộc sống, con người thường tìm đến sự quân bình, nhất là mặt tâm lý. Lúc căng thẳng thì người ta cần sự yên bình. Mỗi loại không gian hình học cũng tác động đến nhận thức tâm lý của người đón nhận và sống với nó. Bên cạnh những trục đường lớn, đại lộ hoành tráng (thường là trục đường thẳng) sầm uất ồn ào, đô thị còn có những con đường cong uốn lượn, nhỏ nhắn bình yên, giúp cho cuộc sống của người dân có sự quân bình về mặt tâm lý. Vì thế, việc duy trì những con hẻm hiện hữu là điều cần thiết và nên làm.

Chuyện hẻm và quy hoạch mở rộng hẻm: Cải thiện hệ thống giao thông từ hẻm liên thông - Ảnh 1.

Hẻm 122/20 Tôn Đản, phường 10, quận 4, TP HCM liên thông với nhiều hẻm khácẢnh: Anh Vũ

Mạng lưới giao thông rất thiếu

Thông thường, các tuyến đường có khoảng cách từ 70 - 120 m. Đất rộng, nhà rộng thì khoảng cách các tuyến đường có thể lên đến 200 m như ở Mỹ.

Nếu căn cứ theo tiêu chuẩn trên, mạng lưới giao thông ở TP HCM đang rất thiếu. Ví dụ, cụm dân cư phường 1, quận 3 bao quanh bởi 4 tuyến đường Nguyễn Thiện Thuật - Nguyễn Đình Chiểu - Điện Biên Phủ - Lý Thái Tổ dài gần 500 m nhưng không có đường nhánh mà chỉ có những con hẻm. Đường Nguyễn Kiệm đoạn giữa vòng xoay Nguyễn Thái Sơn và ngã 6 Quang Trung (phường 3, quận Gò Vấp) dài khoảng 1.350 m nhưng cũng chỉ có đường hẻm, không có đường nhánh...

Cho đến nay, để giảm ùn tắc giao thông thì cách làm là mở rộng những tuyến đường bị ách tắc. Cách này có cải thiện vấn đề giao thông nhưng lộ ra nhiều khuyết điểm. Thứ nhất, gây xáo trộn hoạt động kinh tế, văn hóa và xã hội ở những trục đường chính - nghĩa là sẽ có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển kinh tế của toàn thành phố. Thứ hai, chi phí đền bù ở các trục đường chính cao. Ví dụ, tại dự án mở rộng đường Nguyễn Văn Trỗi, 9/10 phần vốn đầu tư là dành cho chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng.

Cần có phương án khác, đó là tận dụng những con hẻm liên thông thành những tuyến đường đúng nghĩa. Như vậy, sẽ giải quyết cùng lúc việc cải thiện hệ thống giao thông, chỉnh trang cảnh quan đô thị và cải thiện an toàn PCCC từ chuyện giảm khoảng cách tiếp cận trong việc cứu hỏa. Điều đáng chú ý ở đây là ngân sách sử dụng cho việc đền bù giải phóng mặt bằng trong các con hẻm sẽ thấp hơn. Thêm nữa, với chính sách tái định cư tại chỗ, khi thấy quyền lợi của mình thì người dân sẽ hỗ trợ thêm dưới nhiều hình thức khác nhau. 

Bài học từ Paris

Paris luôn được xem là thành phố tráng lệ, thành phố ánh sáng, được xếp là một trong những thủ đô đẹp nhất châu Âu. Song, có lẽ ít ai biết rằng "hình hài" của Paris được tạo ra từ những khu vườn trồng rau và "nông nghiệp đô thị" này tồn tại cho đến Thế chiến Thứ nhất.

Từ năm 1853-1870, dưới thời Napoleon III và Baron Haussmann là tỉnh trưởng, họ đã cùng nhau tạo dựng Paris thành một thủ đô hiện đại với hàng loạt công trình. Cụ thể nhất là tạo nên được cấu trúc không gian trên toàn thành phố bằng những trục đường lớn, những đại lộ, nâng cao giá trị của các di tích công và các quảng trường.

Đáng chú ý là phần còn lại, chính quyền chưa bao giờ "đền bù, giải phóng mặt bằng" để vẽ lại cho vuông vức, đường sá rộng rãi hơn. Paris vẫn tiếp tục phát triển với những con đường nhỏ hẹp và những ngõ cụt cho đến nay... Chính sự hiện diện và tồn tại của "hệ thống giao thông" này đã giúp cho môi trường sống đa dạng hơn. Chính quyền đã tận dụng tổ chức những chương trình với tên gọi chung là Paris découverte - Paris khám phá... nhằm tôn vinh những nét độc đáo của thành phố này, trong đó có những con hẻm nhỏ và ngõ cụt. Những không gian "vô trật tự" này đã giúp Paris có thêm một đặc thù khác, đó là các quảng trường lớn nhỏ khác nhau.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo