xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Có nên đuổi học?: Đừng đẩy khó cho gia đình, xã hội

Đỗ Tấn Ngọc (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, Quảng Ngãi)

Thời gian học sinh đến với nhà trường thường ít hơn thời gian ở với gia đình nhưng trường lại có tác động rất lớn tới nhân cách, đạo đức của học sinh. Đuổi học là đẩy các em ra đời.

Có thể nói, trước những thay đổi của xã hội hiện đại thì số lượng và tính chất của học sinh cá biệt gia tăng và phức tạp hơn nhiều. Đây thật sự là mối lo và gánh nặng về trách nhiệm đối với cả gia đình, nhà trường và xã hội.

Thấy khó thì buông

Theo tôi, tuy thời gian học sinh đến với nhà trường, thầy cô giáo thường ít hơn thời gian ở với gia đình, cha mẹ nhưng nhà trường lại có ảnh hưởng, tác động rất lớn tới nhân cách, đạo đức học sinh.

Thực tế, có một số ít nhà trường, thầy cô giáo còn buông lỏng, chưa làm hết trách nhiệm, dẫn đến một số học sinh cá biệt chán nản, bỏ học, đẩy cái khó cho gia đình, xã hội. Thậm chí có giáo viên chủ nhiệm thiếu cái tâm với nghề, chỉ nghĩ đến thành tích trường, lớp mà sẵn sàng gây sức ép, buộc phụ huynh của học sinh cá biệt chuyển trường cho con hoặc cho nghỉ học.

 

Thầy giáo Lê Văn Linh (giữa) được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen năm 2012 Ảnh: TẤN NGỌC
Thầy giáo Lê Văn Linh (giữa) được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen năm 2012 Ảnh: TẤN NGỌC

 

Tại Quảng Ngãi, có trường hợp hội đồng kỷ luật nhà trường ra quyết định buộc thôi học một năm đối với một học sinh do hành vi đánh nhau. Tuy nhiên, hành vi đánh nhau chưa rõ ràng, quy trình kỷ luật không bảo đảm nên phụ huynh kiện nhà trường. Sở Giáo dục và Đào tạo phải vào cuộc, học sinh ấy được quay lại lớp.

Cần sự thấu hiểu, bao dung

Chúng ta có thể tự hào nói với nhau rằng hầu hết nhà trường, thầy cô giáo đã, đang làm tốt vai trò, chức năng quản lý, giáo dục của mình, cảm hóa được nhiều học sinh hư hỏng, cá biệt… Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (Quảng Ngãi) có thời gian dài là trường bán công, nơi tập hợp nhiều học sinh vừa yếu về văn hóa vừa sa sút về hạnh kiểm. Thầy cô giáo ở đây rất vất vả, nhọc nhằn trong việc dạy dỗ, quản lý các em song bằng tâm huyết, tình yêu thương học trò thật sự, nhiều giáo viên chủ nhiệm, quản sinh trường này đã trở thành “bà đỡ” luôn đồng hành, quan tâm, dìu dắt học sinh yếu kém, cá biệt sớm nhận ra khuyết điểm, sai lầm để sửa chữa, khắc phục...

Tiêu biểu là thầy giáo Lê Văn Linh luôn gần gũi, giáo dục, cảm hóa, phối hợp chặt chẽ với phụ huynh, các giáo viên, bộ phận trong nhà trường để theo dõi uốn nắn, giúp đỡ các em học sinh cá biệt. Những trường hợp học sinh khó khăn, thầy thường xuyên liên lạc, lặn lội đến tận nhà để tìm hiểu, động viên, khuyên răn con em, phụ huynh.

Em Nguyễn Hữu Hậu, vừa tốt nghiệp Khoa Lịch sử, khóa 33, Trường ĐH Quy Nhơn, bộc bạch: “Em là học sinh cá biệt của lớp 12 C7, năm 2009 do thầy Linh làm chủ nhiệm. Năm đó, nếu không có thầy tận tình động viên, giúp đỡ, chỉ ra những lỗi lầm, sai phạm thì em đã bỏ học, đi bụi đời rồi. Em và gia đình luôn xem thầy Linh là ân nhân, là người cha thứ hai của mình”.

Cách đây không lâu, lớp học do tôi (người viết bài này) chủ nhiệm cũng có em Đ.V.D là học sinh cá biệt, có ý định bỏ học. Tôi và cán sự lớp đến tận nhà động viên em đến trường. Trong cuộc họp xét điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT năm đó, ban giám hiệu và nhiều giáo viên bộ môn cùng nhận xét em D. không đủ điều kiện dự thi. Tôi và giáo viên chủ nhiệm phải đấu tranh, thuyết phục mãi thì hội đồng mới đồng ý cho tôi “bảo lãnh” em D. Tốt nghiệp một trường cao đẳng xây dựng ở TP HCM, D. có việc làm ổn định, kinh tế gia đình ngày càng khấm khá. Lễ, Tết về quê chơi, D. thường đến thăm tôi. Tôi rất tự hào về sự trưởng thành của cậu học trò cá biệt ngày nào và quyết định “bảo lãnh” của mình.

 

Giúp các em hoàn thiện ước mơ

Thầy Nguyễn Đỡ, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Lê Trung Đình (TP Quảng Ngãi), cho biết: “Có năm trường tôi xử lý kỷ luật trên 60 học sinh để giáo dục, răn đe những học sinh khác. Mấy năm nay, chúng tôi có thay đổi, hạn chế việc xử lý kỷ luật học sinh, mỗi năm chỉ còn trên 10 trường hợp. Chúng tôi luôn lấy việc giáo dục, nhắc nhở, cảm hóa học sinh làm đầu”.

Cách giáo dục như trên sẽ nhận được nhiều sự đồng tình, ủng hộ của các trường, thầy cô giáo. Bằng con đường tình cảm, giáo dục, thấu hiểu hoàn cảnh, tâm sinh lý lứa tuổi có thể cảm hóa, nâng đỡ biết bao học sinh cá biệt, sai phạm để các em tiếp tục hoàn thiện ước mơ học tập cùng bạn bè.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo