xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Có trời mới biết là tiền nộp phạt hay tiền hối lộ!

Phạm Hồ

(NLĐO) - Rất nhiều bạn đọc đã có ý kiến về vấn đề nộp phạt trực tiếp cho CSGT. Phần lớn bạn đọc cho rằng cách làm không có vấn đề nhưng việc quản lý, giám sát việc nộp phạt để tránh tiêu cực là việc vô cùng khó khăn.

Làm sao ngăn chặn được tiêu cực

Bạn đọc Thế Dân cho rằng cần xem lại mục đích của việc xử phạt vi phạm luật giao thông là gì? Nếu để răn đe người vi phạm thì việc tạo điều kiện thuận lợi cho người vi phạm là không cần thiết. Một bộ phận người dân ỷ lại rằng có thể dễ dàng “mua” hành vi vi phạm qua hình thức nộp phạt trực tiếp. Mặt khác không còn ngại và cũng không sợ ai thấy việc móc ví và đếm tiền trước mặt bàn dân thiên hạ mà chung chi cho CSGT. Kiều gì cũng đưa tiền được, có trời mới biết là đóng phạt trực tiếp hay "tiêu cực".

Quy định về nộp phạt trực tiếp liệu có giảm tiêu cực?

Quy định về nộp phạt trực tiếp liệu có giảm tiêu cực? Ảnh: Tấn Thạnh

Thật ra tiêu cực trong việc xử phạt vi phạm Luật Giao thông vốn luôn xảy ra và bao nhiêu năm qua cũng không ngăn chặn được. Những biện pháp hạn chế tiêu cực cũng không mấy phát huy tác dụng. Nay nếu quy định nộp phạt trực tiếp được thực hiện thì tiêu cực càng dễ dàng phát sinh, “ngụy trang”... Bạn đọc Hai Dân nói thẳng: “Trao đổi tiền trực tiếp giữa người vi phạm và CSGT thì không thể nào phân biệt được là tiền nộp phạt hay tiền đưa hối lộ. Nếu người vi phạm đóng tiền phạt và nhận lại đầy đủ biên bản vi phạm và hóa đơn thu tiền thì không có gì đáng nói. Nhưng những trường hợp vi phạm vẫn đóng tiền mà không nhận và không cần biên bản vi phạm và hóa đơn thu tiền vì lý do nào đó thì được gọi là gì? Đây là tiền nộp phạt hay tiền hối lộ?! Nhưng tin chắc một điều tiền không có chứng từ thì không bao giờ chuyển về kho bạc và việc phát hiện ra tiêu cực trong nghị định này thì rất khó”.

Ngán ngẩm với những kiểu “làm luật’ của CSGT, bạn đọc Thơ Cang cho biết: Việc "nộp phạt tại chỗ" thì các anh CSGT đã thực hiện từ lâu rồi. Cách đây hơn 2 tháng trong lúc quẹo qua đường một chiều Trần Phú lúc gần 23 giờ thì tôi bị đội "liên ngành” gồm CS113, CSGT, CSTT...  cách ngã tư khoảng 50m ngoắc lại. Sau khi kiểm tra giấy tờ xe đầy đủ thì một CSGT nói tôi vi phạm quẹo trái trong khi đèn đỏ với mức phạt 600.000 đồng và phải lên kho bạc nộp tiền. Tôi năn nỉ một hồi thì được bảo: nếu bác không đủ tiền thì bác "nộp phạt tại chỗ" 200.000 đồng. Thấy "bật đèn xanh" tui "đi" liền, dầu sao cũng được lợi hơn 400.000 đồng và khỏi tốn thời gian lên kho bạc nộp. Một CSGT đưa tôi cây bút và quyển sổ nói nhỏ: “bác cầm cây bút giả bộ ký rồi đi”. Nếu cán bộ muốn tiêu cực thì chẳng có hình thức phạt nào có thể ngăn chặn”.

Có nhiều cách giảm phiền hà

Nhiều bạn đọc khác dẫn chứng trước đây khi chuyển hình thức phạt trực tiếp sang đóng phạt tại kho bạc Nhà nước mục đích là để giảm tiêu cực trong việc xử phạt. Nếu trở lại hình thức này trong khi chúng ta chưa có các biện pháp xử lý, giám sát hữu hiệu thì chẳng khác nào “cải tiến” bao năm nay quay lại vị trí cũ. “Chính sự "kinh hoàng" của việc đi nộp phạt đã gây nên tình trạng người dân phải hối lộ CSGT. Cái cách nộp tiền ngay cho CSGT sẽ còn nguy hiểm hơn cách cũ. Muốn tránh phiền hà cho dân thì phải làm cách khác, đó là chấp nhận hình thức chuyển khoản và trả giấy tờ xe qua bưu điện. Đừng để CSGT và người vi phạm “giao dịch qua tiền mặt, để tránh tiêu cực” - bạn đọc Thế Thanh nói.

Xử phạt nghiêm khắc mới ngăn chặn được người vi phạm luật giao thông. Ảnh: Thanh Hy

Xử phạt nghiêm khắc mới ngăn chặn được người vi phạm luật giao thông. Ảnh: Thanh Hy

“Vấn đề quan trọng không phải là nộp phạt trực tiếp cho CSGT hay gián tiếp qua kho bạc bởi vì nhà nước không hề khuyến khích người dân vi phạm ATGT để nộp phạt .Cái nguy hiểm nhất là tư tưởng "chấp nhận" nộp phạt do vi phạm ATGT. Nên quan trọng là các cơ quan chức năng phải có biện pháp chống tiêu cực hữu hiệu, kiên quyết xử lý cán bộ vi phạm chứ khăng khăng thay đổi hình thức nộp phạt thì cũng chẳng đi đến đâu” - bạn đọc Nguyễn Hùng bày tỏ.

Bạn đọc Minh Anh đề xuất: “Tôi chưa thấy một đất nước tiên tiến nào cho phép CSGT thu tiền phạt trực tiếp từ người dân. Và cũng chẳng thấy nước nào thu giữ bằng lái và giấy tờ xe của người vi phạm luật giao thông. Chẳng qua do yếu kém trong quản lý, yếu kém trong năng lực nghề nghiệp mới nghĩ quanh quẩn để "cải lùi" thủ tục hành chính. Tất cả phải dựa trên luật, người vi phạm được phép đóng phạt trong vòng một tháng tại kho bạc, tại chính quyền địa phương, đóng phạt online qua mạng, đóng qua bưu điện... Nếu chậm nộp phạt thì tăng mức phạt. Người vi phạm quá 3 lần trong vòng 6 tháng thì có thể rút bằng lái. CSGT phải gởi thông báo vi phạm về cơ quan, tổ chức, địa phương nơi người vi phạm cư trú... Có như thế thì người thiếu ý thức mới sợ không dám vi phạm luật giao thông”.

Hãy học những nước tiên tiến

Dẫn chứng cho cách làm đơn giản, minh bạch, bạn đọc Doãn Chí Đông cho biết: Ở Mỹ khi người lái xe vi phạm luật giao thông, CSGT sau khi xem xét mọi giấy tờ liên quan sẽ viết giấy phạt tại chỗ và ghi lại đầy đủ nội dung vi phạm để làm bằng chứng. Ba ngày sau giấy phạt sẽ được gửi về địa chỉ người vi phạm với số tiền phạt được ghi rõ, ngày tháng quá hạn nộp phạt, cộng thêm lệ phí nếu nộp phạt trễ và địa chỉ để kháng cáo tại tòa nếu người vi phạm không chấp nhận vi phạm đó. Nếu cảnh sát phát hiện người vi phạm không nộp phạt thì sẽ áp dụng các biện pháp mạnh hơn như giữ giấy tờ xe, giam xe, thậm chí giam cả người vi phạm.

 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo