Sau 2 tháng, tình cờ tôi gặp trưởng thôn, hỏi: “Sao chưa ủi đường vậy bác”, bác trưởng thôn trả lời: “Đất cứng quá chưa ủi được”.
Nếu tính trong thôn tôi, cả thảy khoảng 600 hộ, thì số tiền thu được là 18 triệu đồng. Đường chưa ủi, số tiền trên sử dụng vào mục đích gì thì người dân trong thôn không ai biết rõ.
Người dân góp của, góp sức làm đường nông thôn
Ngoài khoản thu trên, trong năm thôn còn thu nhiều khoản khác như: Tiền hỗ trợ hộ nghèo; ủng hộ các học sinh nghèo đến trường; giao thông nông thôn hay ủng hộ vùng bão lũ, thiên tai... Mặc dù các khoản đóng góp là tự nguyện nhưng nhiều hộ dân trong thôn cũng chẳng ai quan tâm việc sử dụng số tiền ấy có đúng mục đích hay không. Chỉ biết khi thôn yêu cầu thì cứ nộp và khi trưởng thôn đi thu cũng không có phiếu thu hay chữ ký của người nộp.
Việc đóng góp tự nguyện của người dân là có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng cộng đồng dân cư. Khi nói đến đóng góp tự nguyện thì tùy từng hộ dân nộp hay không nộp, nộp ít hay nộp nhiều tùy vào khả năng kinh tế nhưng việc thu và sử dụng như thế nào thì cũng phải công khai để dân biết kết quả thực hiện như thế nào. Tuy thôn, làng, tổ dân phố không phải là một cấp hành chính và nhà nước cũng không can thiệp nhiều các hoạt động chung của cộng đồng dân cư nhưng cũng cần xây dựng một quy chế hoạt động cụ thể; quy chế này cần phải có định hướng của nhà nước, trên cơ sở nhân dân xây dựng và góp ý vào quy chế tùy vào đặc thù của từng thôn, làng, tổ dân phố.
Bình luận (0)