Mới đây nhất là vụ người dân kéo ra Quốc lộ 1 ở Bình Định hay vụ người dân dựng rạp giữa Quốc lộ 15 tại Hà Tĩnh.
Có thể nói, đa số trường hợp người dân sử dụng cách thức phản đối tiêu cực, cực đoan trên là do họ phản ánh bằng đơn thư hoặc nêu ý kiến trong các cuộc họp, tiếp xúc người có thẩm quyền nhưng sau một thời gian dài không được giải quyết thấu tình đạt lý. Thậm chí, nhiều vụ việc có dấu hiệu bao che, làm sai lệch hồ sơ nên người dân quyết làm cho ra trắng đen.
Điều đáng nói là thông thường, sau các vụ người dân phản đối như vậy thì cơ quan chức năng mới quan tâm, vào cuộc giải quyết dứt điểm. Điều này tạo ra tiền lệ xấu trong việc giải quyết mối quan hệ giữa người dân với cơ quan nhà nước, đó là cứ bức xúc là đổ ra đường chặn xe hay tụ tập phản đối không theo trình tự, quy định của pháp luật.
Thiết nghĩ, bên cạnh việc vận động, thuyết phục người dân thì cơ quan chức năng cần nâng cao trách nhiệm, giải quyết rốt ráo, dứt điểm hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực của các cá nhân, tổ chức. Tuyệt đối không vô trách nhiệm trước các hành vi vi phạm pháp luật buộc người dân phải phản ứng bằng cách ra đường chặn xe như thời gian vừa qua.
Bình luận (0)