xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cứ “ưng cái bụng” là lấy nhau!

Bài và ảnh: KỲ NAM

Chuyện thật như đùa đang xảy ra ở một xã ở TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Xã này có hàng chục cặp đôi trẻ con cưới nhau khiến chính quyền lo lắng

Cuối năm 2014, người dân thôn Sông Cạn Trung, xã Cam Thịnh Tây, TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa xôn xao chuyện một gia đình đang chuẩn bị tổ chức cho cô bé Thị Kh. (8 tuổi) bắt rể thiếu niên cùng làng vừa bước qua tuổi 15. Đây là một trong rất nhiều cặp đôi trẻ con lấy nhau ở địa phương này.

“Bắt rể” vì nhà thiếu người làm rẫy

Nghe tin, cán bộ xã Cam Thịnh Tây vội vàng đến đám cưới yêu cầu phải hủy bỏ. Cán bộ Hội Phụ nữ, Ban Dân vận, già làng phân tích thiệt hơn với gia đình 2 bên, giải thích luật pháp nhà nước không cho phép… Vậy mà, chẳng cần đám cưới linh đình, chẳng cần biết chính quyền cấm đoán hay không, chỉ việc làm 2-3 con gà cúng tổ tiên là vợ chồng nhí này về ở với nhau.

Chị Thị Chính, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Cam Thịnh Tây, kể: “Nghe Kh. mới 8 tuổi, ai cũng giật mình. Nhưng tìm hiểu lại thì do cha mẹ Kh. làm giấy khai sinh cho cháu khai là năm 2006, thật ra Kh. sinh năm 2000. Kh. đã có thai 5 tháng. Chúng tôi nói hết lời rồi mà gia đình vẫn cương quyết cho bắt rể. Nhìn cháu mang thai, tôi cũng ái ngại, chỉ biết khuyên phải đi khám thai thường xuyên, ăn uống tẩm bổ…”.

 

Nhiều phụ nữ Raglai lấy chồng sinh con từ thuở còn thiếu niên
Nhiều phụ nữ Raglai lấy chồng sinh con từ thuở còn thiếu niên

 

Khi chúng tôi đến tìm Kh., căn nhà không bóng người. Hàng xóm cho biết cả nhà cô bé gồm 10 người, trong đó có 8 chị em gái. Để nuôi sống từng ấy miệng ăn, gia đình phải “bắt rể” để có thêm lao động. Họ đi làm rẫy, có khi 2-3 hôm mới về hoặc xuống biển bắt ốc đến tối mịt.

Hàng xóm của Kh. là một cặp vợ chồng nhí khác. Gặp chúng tôi khi đang cắt cỏ cho bò, chú rể Mang Cướng (SN 1999) cười bẽn lẽn, hồn nhiên. Cướng chuẩn bị đón con đầu lòng với cô vợ lên 10 sau 1 năm chung sống. Cướng kể lại chuyện tình của mình vắn tắt: “Năm 2014, đang đi trên đường thì gặp Thị Liêng nên mình “tán”, yêu nhau được 1 tháng thì mẹ Liêng qua xin rể. Cả 2 gia đình cũng ưng cái bụng nên tổ chức đám cưới”.

Theo bà Cao Thị Kim Dung, cán bộ Hội Phụ nữ thôn Sông Cạn Trung, thật ra Liêng sinh năm 1999, cũng vì khai sinh chưa đúng nên mới có chuyện cô dâu 10 tuổi. Nhà của Liêng thuộc hộ nghèo, cha mất sớm, 3 mẹ con sống với nhau nên muốn sớm có chàng rể. Chính quyền cấm cản không được, đành khuyên vợ chồng không nên có con vì em bé dễ suy dinh dưỡng, dị tật. Vậy mà Thị Liêng đã có thai 2 tháng rồi.

Ở xã này, người trẻ nhất đi lấy chồng là Mấu Thị Kim Phượng (SN 2000, ngụ thôn Thịnh Sơn), lấy chồng lúc 13 tuổi. Năm nay, Phượng đã có con hơn 1 tuổi.

Lập đội chống tảo hôn

Theo UBND xã Cam Thịnh Tây, 2 năm trở lại đây, toàn xã có 47 trường hợp tảo hôn đều là người dân tộc Raglai, trong đó có 3 cặp còn rất nhỏ tuổi.

Vì sao tình trạng tảo hôn phổ biến? Ông Mang Ben, phó thôn Sông Cạn Trung, lý giải: “Theo quan niệm của người Raglai, con gái 18-19 tuổi trở lên rất khó lấy được chồng, coi như ế. Mặt khác, đời sống người dân khó khăn, chủ yếu làm rẫy trồng mì, trồng bắp cần sức lao động. Trong khi đó, con gái được quyền bắt rể nên những nhà neo người, con gái thường lấy chồng sớm. Đa số bà con không biết chữ, không hiểu luật. Họ sống với nhau chủ yếu theo lệ làng”.

Ông Nguyễn Hữu Tọa, Bí thư Đảng ủy xã Cam Thịnh Tây, cho biết để răn đe, xã mời những gia đình tảo hôn lên trụ sở để vừa tuyên truyền vừa xử phạt vi phạm hành chính. Đồng thời, khuyên các cặp vợ chồng tảo hôn phải sử dụng các biện pháp tránh thai để không sinh con sớm.

“Hễ nghi cặp thiếu niên nào đó yêu nhau là cả đoàn từ 8-10 người của xã phải đến nhà dân chuyện trò, vận động. Đoàn đi ban đêm vì ban ngày bà con lên rẫy hết, phải kiên trì thuyết phục cho đến khi họ hứa chưa cho tụi nhỏ lấy nhau. Lúc đầu, dân phản đối kinh lắm. Họ nói con mình, mình nuôi lớn thì mình lấy vợ, lấy chồng cho nó. Nhà nước có nuôi đâu mà nhà nước cấm?! Mình phải nhấn mạnh rằng kết hôn, sinh con sớm sẽ ảnh hưởng đến giống nòi, thậm chí phải dọa cắt hộ nghèo thì họ mới chịu nghe…” - ông Tọa nói.

Tuy nhiên, ông Tọa thừa nhận hiện xã vẫn chưa có đề xuất nào lên cấp trên để có cơ chế đặc thù nhằm giải quyết dứt điểm nạn tảo hôn ở đồng bào Raglai.

 

Đau đầu hướng dẫn kế hoạch hóa gia đình

Những năm gần đây, nhiều gia đình không tổ chức đám cưới rình rang nữa vì sợ chính quyền cấm cản. Họ chỉ làm mâm tiệc nhỏ cúng ông bà, mời người trong gia đình đến dự, sau đó các cặp vợ chồng theo nhau lên rẫy làm ăn, sinh sống. Trong khi chính quyền xã đang mất ăn mất ngủ vì nạn tảo hôn thì công tác kế hoạch hóa gia đình cũng gặp nhiều khó khăn vì các thuốc tránh thai, bao cao su không được phát miễn phí nữa, muốn mua thì không có hoặc giá cao.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo